Học cách chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ tại nhà chính là đặt mình vào vị trí của người bệnh.
Điều quan trọng là bạn phải hiểu các biến chứng y khoa để có thể chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ một cách tốt nhất.
Bài viết này chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn 14 cách chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ tại nhà tốt nhất có thể:
Nhiều bệnh nhân đột quỵ phải vật lộn với tình trạng suy giảm vận động sau đột quỵ, và những điều này cần được chú ý khi bệnh nhân về nhà. Bạn có thể giúp người thân của mình phục hồi bằng cách khuyến khích tập thể dục phục hồi chức năng hàng ngày để hỗ trợ việc phục hồi trí não. Vận động thường xuyên là biện pháp khắc phục tốt nhất cho bệnh đột quỵ.
Nếu bạn thấy người thân của mình đang gặp khó khăn khi làm điều gì đó cũng đừng vội vàng giúp đỡ. Bạn chỉ nên giúp đỡ khi họ yêu cầu hoặc trong trường hợp thực sự cần thiết. Bệnh nhân đột quỵ cần phải tự làm những việc của họ để có thể phục hồi.
Bạn đừng ngần ngại hỏi bác sĩ hay nhân viên xã hội về vấn đề của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ giúp bạn biết về tình hình sức khỏe, khả năng phục hồi và những lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ tại nhà. Ví dụ như việc sửa đổi nhà cửa cho phù hợp với tình trạng của bệnh nhân.
Nhân viên xã hội cũng không kém quan trọng, họ sẽ cung cấp cho bạn thông tin về vấn đề bảo hiểm, trợ cấp nếu cần.
Khi chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ, một trong những việc cần làm chính là sửa chữa lại căn nhà. Bệnh nhân sau đột quỵ có nguy cơ bị ngã rất cao do các vấn đề về thăng bằng thông thường hoặc mất thị lực một bên sau đột quỵ. Sửa đổi nhà, như lắp đặt các thanh vịn và thảm chống trượt, cũng như giảm bớt sự lộn xộn trong nhà có thể giúp đảm bảo sự an toàn cho người thân của bạn.
Hầu hết những bệnh nhân sau đột quỵ được sử dụng nhiều loại thuốc mà mỗi loại phục vụ cho một mục đích khác nhau (ví dụ, thuốc làm loãng máu, kiểm soát cholesterol, v.v.).
Tất cả các loại thuốc đều có tác dụng phụ cần được theo dõi cẩn thận.
Bạn nên ghi lại nhật ký về hành vi và triệu chứng của người bệnh sau đột quỵ, đồng thời theo dõi bất kỳ thay đổi hoặc vấn đề nào.
Hy vọng rằng các di chứng của đột quỵ sẽ thuyên giảm sau khi bệnh nhân xuất viện. Tuy nhiên, đôi khi các di chứng của đột quỵ chỉ xuất hiện vài tháng sau khi xuất viện. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ điều gì bất thường hoặc khác biệt ở người thân của mình, hãy nhớ hỏi ý kiến bác sĩ hoặc chuyên gia thần kinh càng sớm càng tốt.
Chắc chắn tình trạng sức khỏe của bệnh nhân đột quỵ sẽ cải thiện sau khi về nhà, đặc biệt là nếu họ đang tiếp tục phục hồi chức năng hàng ngày. Tuy nhiên, sự phục hồi đột quỵ không phải là tuyến tính. Đôi khi bệnh nhân tiến hai bước và lùi một bước. Điều này là bình thường, miễn là có một mô hình cải thiện chung.
Mặc dù các chất bổ sung để phục hồi đột quỵ có thể có tác dụng rất tốt cho sức khỏe, nhưng không phải cái gì cũng có lợi cho bệnh nhân đột quỵ. Trước khi cho người thân của bạn bổ sung sản phẩm gì, bạn hãy hỏi ý kiến bác sĩ.
Hầu hết bệnh nhân sau đột quỵ đều trải qua một thời gian “giữ nguyên” sau 3 tháng đầu tiên hồi phục. Tuy nhiên, sự chậm lại này không phải là dấu hiệu cho thấy sự phục hồi đang dừng lại. Thay đổi thần kinh ổn định sau vài tháng, nhưng có thể cải thiện chức năng suốt đời. Bộ não có khả năng thay đổi và chữa lành trong nhiều thập kỷ sau đột quỵ. Vì vậy, đừng để bản thân bạn hoặc người bệnh nản lòng vì kết quả ngày càng giảm sút.
Có nhiều thay đổi cảm xúc của bệnh nhân sau đột quỵ mà bạn cần phải chú ý. Bệnh nhân đột quỵ có thể đối mặt với sự lo lắng, trầm cảm hoặc đau buồn xảy ra tự nhiên sau đột quỵ. Cố gắng hiểu được thời gian đầy thử thách này của họ để cùng người bệnh vượt qua.
Trách nhiệm chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ rất to lớn và khó khăn, nó có thể khiến bạn nhanh chóng kiệt sức nếu không tự chăm sóc bản thân. Khi bạn thấy mình quá mệt mỏi, hãy nhờ các thành viên khác trong gia đình giúp đỡ. Bạn cũng nên lên lịch một số thời gian nghỉ ngơi trong ngày để có thể nạp thêm năng lượng.
Bạn cần phải lưu trữ hồ sơ về thuốc của người thân, di chứng của đột quỵ và những thay đổi hành vi của bệnh nhân. Cố gắng giữ tất cả các thủ tục giấy tờ ở cùng một nơi. Luôn mang theo những tài liệu này mỗi khi bạn gặp bác sĩ bởi bạn không thể nhớ được hết những thông tin về bệnh nhân.
Một số hành vi lối sống có thể làm tăng nguy cơ đột quỵ tái phát. Bạn hãy thường xuyên kiểm tra huyết áp, cholesterol trong máu và mức độ căng thẳng của bệnh nhân. Khi thấy có biểu hiện nghi ngờ, bạn hãy nói chuyện với bác sĩ.
Bệnh nhân sau đột quỵ thường mất thăng bằng và dễ bị té ngã nên việc tắm gội trong nhà tắm vô cùng nguy hiểm. Bạn có thể giãn cách những lần tắm gội thông thường và xen kẽ bằng phương pháp tắm gội khô.
Tắm gội khô vẫn giúp bệnh nhân sau đột quỵ được vệ sinh cơ thể sạch sẽ mà lại an toàn, dễ dàng cho cả bạn lẫn người bệnh.