Tháng Năm 26, 2023

3603 Lượt xem 0 Bình luận

Cảm lạnh là một bệnh gặp khá thường xuyên ở tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, các triệu chứng ở trẻ cũng xuất hiện nặng và lâu hơn. Vì vậy, nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời sẽ rất dễ gây ra biến chứng nguy hiểm cho trẻ. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn các cách để giảm nhanh nhất cảm giác khó chịu ở trẻ khi bị cảm lạnh.

8 dấu hiệu trẻ bị cảm lạnh

Hệ miễn dịch của trẻ vẫn đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Do đó, tác nhân virus gây cảm lạnh rất dễ xâm nhập vào trẻ qua đường hô hấp trên như mắt, mũi và họng.

Khi trẻ bị cảm lạnh, có thể có những triệu chứng sau:

  • Có thể sốt nhẹ hoặc không.
  • Ho khan hoặc ho có đờm.
  • Chảy nước mũi.
  • Nghẹt mũi.
  • Biếng ăn.
  • Quấy khóc do khó chịu.
  • Nôn.
  • Hắt hơi.

Các triệu chứng phổ biến khi trẻ bị cảm lạnh: Sốt, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, nôn,...

Các triệu chứng phổ biến khi trẻ bị cảm lạnh: Sốt, ho, nghẹt mũi, chảy nước mũi, nôn,…

Cách điều trị cảm lạnh tại nhà cho trẻ

Sau khi nhiễm cảm khoảng 10-14 ngày, các triệu chứng ở trẻ có thể tự biến mất nếu được điều trị đúng cách. Ngược lại, nếu không được xử lý kịp thời, tình trạng của bé có thể xấu đi và gây nên những biến chứng như: Viêm xoang, viêm phổi, viêm tai cấp tính,…

Các bố mẹ có thể áp dụng các cách sau để giúp bé nhanh khỏi hơn, cụ thể là:

Để bé nghỉ ngơi

Khi trẻ bị cảm lạnh, các bạn nên cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn, điều đó sẽ giúp cải thiện triệu chứng. Bên cạnh đó, các bạn cũng nên cho bé nghỉ học để tránh lây lan virus cho các bé khác.

Cho bé uống nhiều nước

Uống nhiều nước cũng là một biện pháp để giảm các triệu chứng cảm lạnh. Ngoài ra, uống nhiều cũng cũng giúp bé bù nước khi bị sốt. Vì vậy, ngay cả khi bé không cảm thấy khát, các bạn cũng nên động viên bé bổ sung nước hàng ngày. Nếu bé đang trong thời kỳ bú mẹ thì hãy để bé bú nhiều hơn thường ngày.

Hạ sốt cho bé

Với trẻ trên 2 tuổi, các bạn có thể sử dụng các thuốc thông thường như paracetamol để hạ sốt nếu trẻ bị sốt cao. Tuy nhiên, hãy chú ý đến liều và cách sử dụng thuốc này để tránh những tác dụng phụ cho bé. Tốt nhất hãy đến hỏi những người có chuyên môn để được tư vấn trước khi sử dụng thuốc.

Ngoài ra, tắm nước ấm hoặc chườm khăn ấm cũng là một cách hạ nhiệt cho bé.

Vệ sinh mũi cho bé

Các dịch bị ứ đọng trong mũi là nguyên nhân khiến bé bị nghẹt mũi và chảy nước mũi. Ngoài ra, nghẹt mũi cũng làm cho việc ăn uống của bé trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, việc vệ sinh mũi rất quan trọng để giảm sự khó chịu cho bé. Các bạn có thể sử dụng một số cách như: Rửa mũi bằng nước muối sinh lý, xông hơi hoặc dùng dầu gió để giảm nghẹt mũi,…

Vệ sinh mũi sẽ làm giảm triệu chứng và cảm giác khó chịu khi trẻ bị cảm lạnh

Vệ sinh mũi sẽ làm giảm triệu chứng và cảm giác khó chịu cho bé

Giảm triệu chứng cảm lạnh, ho và đau họng cho bé

Các bố mẹ có thể cho bé súc miệng bằng nước muối sinh lý để vệ sinh cổ họng. Từ đó làm giảm ho và đau họng cho bé. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể cho bé uống siro hoặc các loại thuốc phù hợp với trẻ.

Với những bé trên 1 tuổi, cũng có thể dùng 1 thìa cà phê mật ong pha với một cốc nước ấm để giảm ho cho bé ấm họng hơn.

Bổ sung dinh dưỡng cho bé để nhanh khỏi

Hãy chú ý đến việc bổ sung dinh dưỡng cho bé bằng các thực phẩm dễ nuốt như: Cháo gà, súp gà,…

Cho bé ăn các loại rau xanh và hoa quả khác nhau để bổ sung các loại vitamin và tăng sức đề kháng cho trẻ.

Bên cạnh đó, sữa và sữa chua cũng sẽ giúp các bé nhanh hồi phục.

Bổ sung dinh dưỡng khi trẻ bị cảm lạnh sẽ giúp nhanh hồi phục

Bổ sung dinh dưỡng khi trẻ bị cảm lạnh sẽ giúp nhanh hồi phục

Sử dụng các thuốc điều trị cảm lạnh theo đúng hướng dẫn và chỉ định cho trẻ em

Không nên sử dụng tùy tiện các loại thuốc điều trị cảm lạnh thông thường cho trẻ. Hãy luôn hỏi ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào cho trẻ.

Khi nào cần cho trẻ khám bác sĩ nếu bị cảm lạnh?

Khi bố mẹ đã sử dụng các cách trên để điều trị cho trẻ một vài ngày, nhưng các triệu chứng không cải thiện thì hãy đưa trẻ đi khám bác sĩ ngay lập tức. Bởi có thể trẻ đã bị nhiễm trùng hô hấp do vi khuẩn hoặc bị bệnh khác như cảm cúm.

Đặc biệt, ở những trẻ có bệnh mạn tính đường hô hấp như hen suyễn thì cũng cần được chú ý hơn. Tốt nhất hãy đưa trẻ đi gặp bác sĩ sớm nhất có thể.

Cho trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng xảy ra trẻ khi bị cảm lạnh

Cho trẻ đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để tránh các biến chứng xảy ra trẻ

Hy vọng bài viết trên đã chia sẻ cho các bố mẹ một vài kiến thức hữu ích trong việc bảo vệ sức khỏe của trẻ. Tuy bệnh cảm lạnh khá phổ biến và dễ điều trị nhưng tuyệt đối không được chủ quan để tránh những biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe của bé.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *