Tháng Mười Hai 1, 2021

6816 Lượt xem 0 Bình luận

Tiểu không tự chủ là tình trạng nước tiểu bị rò rỉ, bị són ra ngoài. Đây không phải là bệnh mà là triệu chứng của một bệnh khác khiến người bệnh mất kiểm soát bàng quang. Bệnh thường xảy ra ở cả nam cả nữ, tuy nhiên liệu són tiểu ở nam giới có phổ biến hơn không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn về nguyên nhân của tiểu không tự chủ và cách điều chỉnh lối sống để có thể giảm triệu chứng.

Các kiểu són tiểu ở nam giới

Són tiểu hay tiểu không kiểm soát thường là triệu chứng của vấn đề sức khỏe nào đó. Một số trường hợp són tiểu thường gặp ở nam giới bao gồm:

  • Tiểu không tự chủ: Đột nhiên bạn cảm thấy buồn tiểu một cách dồn dập khiến nước tiểu rò rỉ một cách tình cờ.
  • Không kiểm soát được căng thẳng: Bạn bị són tiểu khi hắt hơi, cười, ho, cử động nhanh hoặc chịu áp lực lên bàng quang.
  • Tiểu tiện không kiểm soát: Bàng quang của bạn quá đầy đến nỗi bạn không thể kiểm soát được dẫn tới són tiểu.
  • Chức năng của cơ thể kém: Khi thể chất suy yếu, khả năng giao tiếp kém, khả năng vận động hạn chế khiến bạn không thể chủ động đi tiểu hoặc không thể hiện được nhu cầu đi tiểu với người chăm sóc dẫn đến rò rỉ nước tiểu.
  • Són tiểu tạm thời: Trong trường hợp này, tình trạng són tiểu ở nam giới xảy ra trong ngắn hạn có thể do viêm đường tiết niệu hoặc do tác dụng phụ của một loại thuốc nào đó.
  • Són tiểu hỗn hợp ở nam giới: Đó là sự kết hợp của các loại trên.

Són tiểu ở nam giới hay nữ giới đều có thể xảy ra như các trường hợp trên, nó đều là hiện tượng rò rỉ nước tiểu do không thể kiểm soát bàng quang.

Nguyên nhân chứng són tiểu ở nam giới

Một số nguyên nhân gây ra chứng són tiểu ở nam giới như:

  • Ho lâu ngày, ho mãn tính.
  • Táo bón, khó tiêu.
  • Thừa cân, béo phì.
  • Viêm nhiễm bàng quang hoặc đường tiết niệu.
  • Tắc nghẽn đường tiết niệu.
  • Cơ bàng quang và sàn chậu yếu.
  • Cơ vòng yếu.
  • Thần kinh bị tổn thương.
  • Mắc bệnh liên quan đến tuyến tiền liệt.
  • Ung thư tiền liệt tuyến.
  • Tín hiệu dây thần kinh kém ảnh hưởng đến việc kiểm soát bàng quang.
  • Ngoài ra, một số yếu tố khác liên quan đến lối sống cũng khiến nam giới bị són tiểu: hút thuốc, sử dụng rượu bia, lười vận động.

Són tiểu ở nam giới thường gặp ở những ai?

Ai cũng có thể mắc chứng tiểu không tự chủ, tuy nhiên nếu bạn có một hoặc nhiều các yếu tố nguy cơ dưới đây, khả năng mắc bệnh của bạn sẽ cao hơn:

Ít vận động

Hoạt động thể chất có thể khiến bạn bị rò rỉ nước tiểu, nhưng đó là với những người ít vận động. Nếu bạn hoạt động thể chất thường xuyên, bạn tránh được béo phì, cơ thể khỏe mạnh và sức mạnh của các cơ xung quanh bàng quang cũng tốt hơn. Lười vận động sẽ khiến cơ thể bạn trì trệ, sức khỏe tổng thể giảm sút, điều này khiến cho triệu chứng của tiểu không kiểm soát trở nên tồi tệ hơn.

Béo phì

Béo phì là hậu quả của việc lười vận động, cân nặng tăng thêm ở phần bụng dưới sẽ gây áp lực không cần thiết lên bàng quang của bạn.

Tiền sử mắc một số bệnh
  • Đàn ông có tiền sử phì đại tiền liệt tuyến hoặc bị ung thư tiền liệt tuyến đều có thể bị són tiểu tạm thời hoặc vĩnh viễn.
  • Người bị bệnh tiểu đường cũng có thể mắc chứng tiểu không kiểm soát.
  • Những bệnh nhân mắc các bệnh về thần kinh như Parkinson, Alzheimer, đa xơ cứng cũng có nguy cơ bị mắc chứng són tiểu bởi não bộ không thể truyền tín hiệu đến bàng quang đúng cách.
  • Dị tật bẩm sinh: Một số người khi sinh ra, đường tiết niệu của họ đã có dị tật bẩm sinh và không thể hoạt động bình thường dẫn đến chứng són tiểu.

Chẩn đoán són tiểu ở nam giới như thế nào?

Việc chẩn đoán són tiểu ở nam giới tương đối đơn giản và nó dễ dàng hơn việc đi tìm nguyên nhân. Để chẩn đoán, bác sĩ sẽ hỏi bạn về tiền sử bệnh lý của bạn và gia đình. Sau đó sẽ tiến hành thực hiện một số bước thăm khám như:

  • Khám sức khỏe tổng thể để xác định vấn đề mà bạn gặp phải.
  • Kiểm tra trực tràng giúp bác sĩ phát hiện ra các tắc nghẽn trong trực tràng đồng thời giúp kiểm tra xem tiền liệt tuyến của bạn có bị phì đại không.
  • Các xét nghiệm: Bác sĩ sẽ yêu cầu bạn lấy mẫu nước tiểu và máu để kiểm tra các chỉ số cơ bản có liên quan khiến bạn bị són tiểu.

Điều trị chứng són tiểu ở nam giới

Việc điều trị chứng són tiểu ở nam giới sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Dưới đây là một số phương pháp điều trị hiệu quả đối với bệnh tiểu không kiểm soát.

Thay đổi lối sống
  • Sử dụng chất lỏng đúng cách: Bạn cần lên lịch thời gian ăn và uống xung quanh các hoạt động hàng ngày của bạn để giúp kiểm soát nhu cầu tiểu tiện. Thay vì uống một lần với lượng lớn nước thì bạn nên chia nhỏ và uống nhiều lần trong ngày.
  • Tập luyện bàng quang: Bạn cần tập luyện việc nhịn tiểu có giới hạn khi có nhu cầu. Điều này không có nghĩa là bạn nhịn đi vệ sinh trong thời gian dài vì nó sẽ khiến bệnh của bạn còn tệ hơn. Nhưng hãy luyện tập để kiểm soát được bàng quang.
  • Lên lịch đi vệ sinh đều đặn: Dù bạn buồn tiểu hay không hãy cứ đi tiểu theo một lịch trình đã định để tránh việc vội vã và giúp kiểm soát bàng quang. Bạn cũng cần nhớ đi tiểu hết và không vội vàng để làm rỗng bàng quang.
  • Tập cơ sàn chậu: Bạn có thể tập các bài tập cơ sàn chậu hay còn gọi là Kegel. Chúng sẽ giúp bạn lấy lại sức mạnh của các cơ ở xương chậu và đường tiết niệu.
  • Một số hoạt động khác:

– Hoạt động thể chất nhiều hơn để giúp giảm cân và phòng ngừa táo bón, giảm áp lực cho bàng quang.
– Không sử dụng chất kích thích như rượu, caffeine vì chúng sẽ gây kích thích bàng quang khiến bạn dễ bị són tiểu.
– Không sử dụng thuốc lá.

Phương pháp điều trị khác

Ngoài việc thay đổi lối sống, bạn có thể sẽ cần sử dụng một số thuốc mà bác sĩ kê. Trong trường hợp bệnh nghiêm trọng, có thể bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật cho bạn.

Xem thêm: 12 Mẹo hay giúp bạn chăm sóc bàng quang

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *