Tháng Bảy 14, 2022

4774 Lượt xem 0 Bình luận

Già đi dường như có thể khiến chúng ta cảm thấy chán nản. Lúc này tóc bạc, nếp nhăn, khi nhớ khi quên. Không chỉ có vậy, lão hóa còn gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn mà bạn phải đối mặt. Với lượng người cao tuổi tăng dần trong những năm gần đây, điều quan trọng là bạn cần phải hiểu những thách thức mà mình phải đối mặt khi già đi và tìm kiếm những biện pháp phòng ngừa để giúp mình bước trên con đường lão hóa lành mạnh. Dưới đây là 9 vấn đề sức khỏe của người cao tuổi:

1. Các bệnh mãn tính

Hơn 90% người cao tuổi mắc ít nhất một bệnh mãn tính và khoảng 70% mắc ít nhất hai bệnh. Bệnh tim, đột quỵ, ung thư và tiểu đường là một trong những bệnh mãn tính phổ biến gây tốn kém, nguy cơ tử vong cao.

Để có sức khỏe tốt, ngăn ngừa các bệnh mãn tính, bạn nên khám sức khỏe định kỳ, ăn uống lành mạnh và giữ thói quen tập thể dục hàng ngày. Béo phì là một vấn đề sức khỏe của người lớn tuổi ngày càng nhiều và nó là một trong những nguyên nhân khiến người cao tuổi mắc bệnh mãn tính.

2. Khả năng nhận thức

Khả năng nhận thức chính là khả năng suy nghĩ, học hỏi, ghi nhớ sự vật, kiến thức của một người. Tuy nhiên, khi bạn già đi, bạn sẽ đối mặt với vấn đề suy giảm khả năng nhận thức và phối hợp công việc mà phổ biến là bệnh sa sút trí tuệ. Tình trạng sa sút trí tuệ phổ biến nhất là bệnh Alzheimer và một số bệnh mãn tính khác phát triển tình trạng này như: tiểu đường, huyết áp cao, trầm cảm, HIV và nghiện thuốc lá, rượu. Chứng sa sút trí tuệ không thể điều trị được nhưng bệnh có thể được kiểm soát khi sử dụng thuốc bác sĩ kê đơn và có sự giúp đỡ của người thân khi họ giúp bạn nhớ về quá khứ đồng thời chia sẻ với bạn nhiều hơn.

3. Vấn đề sức khỏe tinh thần của người cao tuổi

Tuổi già, sức khỏe yếu, khả năng sinh hoạt bị hạn chế, bạn bị cô lập với thế giới xung quanh sẽ khiến bạn bị trầm cảm. Đây là rối loạn tâm thần phổ biến ở người cao tuổi, khi lão hóa diễn ra, người thân rời xa, bạn luôn cảm thấy cô đơn.

Tuy nhiên, trầm cảm cũng có thể phát triển do bệnh mãn tính nào đó. Chính vì thế việc kiểm soát tốt bệnh mãn tính sẽ giúp giảm nguy cơ trầm cảm. Ngoài ra, việc xây dựng lối sống lành mạnh cũng như cải thiện mối quan hệ của gia đình, bạn bè, xã hội với người cao tuổi cũng góp phần điều trị trầm cảm.

4. Chấn thương

Tỷ lệ người cao tuổi bị ngã gây ra chấn thương nghiêm trọng khá cao, thậm chí là tử vong. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây thương tích cho người cao tuổi. Người cao tuổi dễ bị té ngã do lão hóa khiến xương co lại, cơ bắp suy yếu, không còn sức mạnh để nâng đỡ cơ thể và giữ thăng bằng, đồng thời các khớp khô, không còn linh hoạt. Bệnh thoái hóa khớp và loãng xương là hai bệnh làm cho khả năng vận động của người cao tuổi bị hạn chế, cơ thể yếu hơn.

Tuy nhiên, không phải không có cách để hạn chế người cao tuổi bị ngã. Chúng ta có thể ngăn chặn điều này bằng cách thay đổi nội thất trong nhà để phù hợp với tuổi già và duy trì hoạt động thể chất.

Bạn có thể yêu cầu sự giúp đỡ từ người thân trong gia đình để cải tạo lại ngôi nhà như: lắp thêm đèn tại hành lang tới nhà vệ sinh, bỏ bớt thảm nhỏ, lắp tay vịn trong nhà tắm hoặc bất kể nơi đâu bạn thấy cần thiết, ghế tắm. Nếu bạn sợ té ngã khi tắm gội thì bạn có thể chuẩn bị cho mình các loại sữa tắm khô, dầu gội đầu khô thảo dược dành cho người cao tuổi để chủ động vệ sinh cơ thể mà không cần trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác. Tuy nhiên, bạn vẫn cần tắm gội bằng nước sau vài lần sử dụng phương pháp tắm gội khô.

5. HIV / AIDS và các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác

Khả năng tình dục của bạn có thể thay đổi khi tuổi tác tăng lên, nhưng ham muốn lại không biến mất hoàn toàn. Trong khi người cao tuổi thường lười sử dụng bao cao su cộng với sức đề kháng kém, hệ miễn dịch suy yếu nên tăng nguy cơ nhiễm HIV nếu quan hệ bừa bãi. HIV là bệnh suy giảm hệ miễn dịch nên các triệu chứng của nó dễ bị nhầm lẫn với các bệnh do lão hóa khiến việc chẩn đoán và điều trị bị chậm trễ.

6. Suy dinh dưỡng

Người già có nguy cơ cao suy dinh dưỡng bởi lúc này cơ thể yếu, vị giác kém dẫn đến chán ăn hoặc suy giảm trí tuệ nên họ không nhớ mình đã ăn chưa… Và điều này sẽ gây ra các vấn đề sức khỏe khác của người cao tuổi như: suy giảm hệ thống miễn dịch, suy nhược cơ thể, yếu cơ.

Không ăn dẫn đến bệnh tật và bệnh tật lại làm cho người cao tuổi chán ăn là một vòng luẩn quẩn khiến bạn bị suy dinh dưỡng. Đó là lý do bạn cần phải ăn uống đủ chất dù ở trong bất kể hoàn cảnh nào.

7. Các giác quan không còn nhạy bén

“Mắt mờ, chân chậm, lãng tai ” là dấu hiệu nhận biết của tuổi già. Lão hóa khiến cho thị giác và thính giác suy giảm, người cao tuổi cần phải sử dụng máy trợ thính và đeo kính hoặc phẫu thuật mắt.

8. Vấn đề sức khỏe răng miệng của người cao tuổi

Ngày nay không chỉ người cao tuổi mới gặp phải các vấn đề răng miệng mà người trẻ tuổi cũng vậy. Các cụ vẫn nói “cái răng cái tóc là góc con người”, chứng tỏ răng miệng là một phần quan trọng của chúng ta. Đặc biệt với người cao tuổi, răng sẽ yếu và rụng dần. Răng bị sâu và yếu hoặc sử dụng răng giả sẽ làm ảnh hưởng tới chế độ ăn uống của người cao tuổi, gây ra suy dinh dưỡng và các bệnh khác.

Để phòng tránh các bệnh răng miệng, người cao tuổi cần đi khám định kỳ để phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe răng miệng. Bạn có thể sử dụng các loại nước súc miệng chứa chlorhexidine ngày 2 lần để vệ sinh răng miệng.

9. Kiểm soát bàng quang và táo bón

Chứng són tiểu và táo bón khá phổ biến ở người cao tuổi và hiện tượng này làm giảm chất lượng cuộc sống của bạn. Nguyên nhân chủ yếu là do những vấn đề liên quan đến lão hóa hoặc do bệnh mãn tính nào đó.

Xem thêm: 12 Mẹo hay giúp bạn chăm sóc bàng quang khỏe mạnh

Để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật, người cao tuổi cần có chế độ dinh dưỡng lành mạnh, vận động thường xuyên để duy trì cân nặng hợp ý.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *