Tháng Tư 14, 2021

2521 Lượt xem 0 Bình luận

Một người lớn sống với chứng động kinh, họ hiểu được thách thức và khó khăn hàng ngày. Đối với trẻ em, gánh nặng này càng nặng nề hơn vì chúng thường không hiểu và nắm bắt được thực tế của tình trạng bệnh.

Dưới đây là một số lời khuyên để chăm sóc trẻ động kinh của bạn.

  • Giải thích rõ ràng nhất có thể tình trạng động kinh của trẻ có nghĩa là gì. Nói một cách đơn giản nhất: co giật động kinh là “cơn bão điện” đột ngột, kịch tính trong não. Những cơn bão này gây ra co thắt, chấn động và các tác động tiêu cực khác đến cơ thể và não bộ.
  • Tập trung vào tính thực tế. Nếu trẻ ra ngoài chơi, hãy trang bị thuốc cho trẻ và hướng dẫn trẻ sử dụng.
  • Có suy nghĩ tích cực về tình trạng bệnh và cố gắng không tạo ra tình trạng tiêu cực hoặc cảm thấy thất vọng về bệnh. Con bạn sẽ bị ảnh hưởng từ những cảm xúc này và đó không phải là điều bạn muốn.
  • Giúp trẻ chấp nhận là một “người khác thường” và chấp nhận rằng sẽ có một số rủi ro khi tham gia vào các hoạt động.
  • Nhận thức được các tác dụng phụ tiềm ẩn của thuốc và những việc cần làm đối với chúng.
    Hỏi bác sĩ phải làm gì nếu con bạn bị ốm hoặc sốt. (Sốt đôi khi dẫn đến co giật.)
  • Đảm bảo rằng trường học của trẻ biết rằng trẻ đang dùng thuốc điều trị động kinh và có sự sắp xếp để con bạn có thể dùng thuốc đó ở trường (nếu cần).
  • Luôn mang theo danh sách chi tiết các loại thuốc của con bạn.
  • Trẻ em thường có thể được dạy khi còn nhỏ phải làm gì nếu ai đó bị co giật. Nhiều trẻ em học được những gì phải làm từ việc quan sát người khác. Là cha mẹ của họ, bạn là người tốt nhất để quyết định thời điểm thích hợp để giải thích chứng động kinh và co giật của bạn cho trẻ.

Những điều cần biết

Trong cơn co giật, trẻ cần được biết rằng mình cần ở bên bố mẹ để không bị lạc, nhờ người lớn giúp đỡ nếu bạn không ở bên hoặc hướng dẫn trẻ tự biết phải làm gì. Bạn nên dạy con bạn cách tự chăm sóc bản thân trong trường hợp cấp cứu động kinh.

  • Cởi khuy áo nới rộng hoặc bỏ bớt quần áo , không quấn hoặc ủ ấm cho trẻ.
  • Nhanh chóng đặt trẻ nằm xuống giường hoặc nơi bằng phẳng, thoáng mát, tránh bị ngã.
  • Dùng khăn nhúng vào nước mát lau khắp mình trẻ, đặc biệt là ở nách, bệnh và trán; cần lau lại nhiều lần đến khi trẻ hết giật.
  • Dùng thuốc hạ nhiệt loại thông thường mà bé thường dùng, theo đúng liều lượng bác sĩ kê, lúc này tốt nhất nên dùng viên nhét hậu môn vì trẻ uống thuốc khi co giật sẽ khó khăn và dễ sặc.
  • Đợi khi trẻ ngừng cơn co giật thì lật trẻ nằm nghiêng sang một bên, đầu hơi ngả sau (tư thế an toàn) để nếu trẻ có nôn chất nôn sẽ ra ngoài mà không vào đường thở, gây nguy hiểm đến tính mạng trẻ.
  • Nếu không có bác sĩ đến nhà thì bạn nên đưa trẻ tới bệnh viện để khám và làm xét nghiệm giúp chẩn đoán bệnh cũng như các tổn thương do co giật gây ra.
  • Gọi ngay cho bác sĩ

Những điều không nên làm khi trẻ đang bị lên cơn co giật:

  • Không nên tìm cách giữ người trẻ vì dễ gây tổn thương bộ phần, gãy xương trẻ.
  • Không cho bất cứ thứ gì vào miệng trẻ vì dễ gây sặc.
  • Không được dùng vật cứng gang miệng trẻ vì dễ gãy răng, sứt lợi, tổn thương niêm mạc miệng. Trẻ thường ít khi cắn phải lưỡi.
  • Không được ủ kín trẻ
  • Trẻ còn bé và chưa biết cách xử lý như người lớn nên không được để trẻ tự tắm trong nhà vệ sinh. Nếu được, hãy cho trẻ sử dụng phương pháp tắm gội khô khi trẻ muốn tự vệ sinh cơ thể. Muốn tắm theo cách thông thường, trẻ cần có người lớn giám sát.

Xem thêm >>> Tắm gội khô và những điều bạn cần biết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *