Cảm lạnh là bệnh do nhiễm virus ở đường hô hấp trên như mũi và miệng. Tuy nhiên, không nên chủ quan khi mắc bệnh này, đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Bởi nếu không được điều trị kịp thời sẽ có thể gây ra các biến chứng trầm trọng. Vậy khi bạn bị cảm lạnh nên làm gì để khỏi bệnh nhanh chóng tại nhà?
Ăn uống đủ chất là việc rất quan trọng để giúp người bệnh nhanh phục hồi sức khỏe. Các bạn nên uống nhiều nước. Đặc biệt là các loại nước trái cây để cung cấp các loại vitamin và tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Bên cạnh đó, các món ăn nhiều chất dinh dưỡng như: Súp gà, canh hầm,…cũng nên bổ sung vào thực đơn. Đồng thời, hãy hạn chế sử dụng các loại nước có cồn và đồ uống có gas vì chúng có thể gây mất nước nhiều hơn.
Điều quan trọng phải làm khi bị cảm lạnh là phải nghỉ ngơi đầy đủ và luôn giữ ấm cơ thể. Các bạn có thể làm giảm các triệu chứng bằng một số cách như: Rửa mũi bằng nước muối sinh lý để giảm nghẹt mũi, súc miệng bằng nước muối ấm để làm dịu đau họng,…
Bên cạnh đó, hãy hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây bệnh cho đến khi sức khỏe tốt hơn.
Thông thường, bệnh cảm lạnh có thể tự điều trị tại nhà. Vì vậy, các bạn có thể sử dụng nhiều thuốc không kê đơn. Tuy nhiên, nếu như không hiểu rõ về các loại thuốc cũng như cách sử dụng chúng sẽ gây nhiều tác dụng phụ bất lợi.
Vì vậy, các bạn nên ra tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc những người có chuyên môn trước khi sử dụng. Những bệnh có căn nguyên từ virus như cảm lạnh thường chỉ điều trị triệu chứng.
Các bạn có thể sử dụng một số loại thuốc như sau:
Nhóm thuốc này gồm 2 thế hệ.
Thế hệ 1 gồm có các thuốc như: Promethazin, Clorpheniramin,…có tác dụng giảm ho, giảm hắt hơi, an thần. Tuy nhiên, các thuốc trong nhóm này sẽ có vài tác dụng phụ đáng chú ý là: Gây buồn ngủ, rối loạn tâm thần.
Các thuốc ở thế hệ 2 gồm: Desloratadine, Loratadine,… không có tác dụng phụ như ở thế hệ 1 nhưng tác dụng giảm ho, giảm hắt hơi cũng giảm đi.
Khi nhắc đến giảm đau, hạ sốt, không thể không kể đến paracetamol. Đây là một thuốc khá phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, hãy chắc chắn rằng bạn biết rõ cách sử dụng chúng để không gây ra những tác dụng phụ không đáng có.
Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể sử dụng các thuốc NSAID có tác dụng hạ sốt, giảm đau, chống viêm như: Ibuprofen, diclofenac, celecoxib,...Khi sử dụng các thuốc nhóm này cũng cần chú ý đến tác dụng phụ trên tiêu hóa và tim mạch của chúng.
Lưu ý rằng, các bạn chỉ nên sử dụng các thuốc này khi có sốt cao và đau đầu.
Nhóm thuốc này cũng góp phần làm giảm triệu chứng của cảm lạnh. Tuy nhiên, chúng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ về rối loạn cảm xúc, phản ứng loạn thần,…
Ngoài sử dụng các thuốc tây y, các bạn cũng có thể dùng các thực phẩm quen thuộc để điều trị cảm lạnh. Ví dụ như: Uống nước chanh, mật ong nóng vừa giúp cải thiện triệu chứng ho, lại vừa cung cấp thêm vitamin C để tăng miễn dịch.
Các bạn cũng có thể uống một cốc nước ấm cùng một lát gừng để chữa ho, giảm nghẹt mũi và kháng virus. Bên cạnh đó, một vài thực phẩm khác cũng có tác dụng để trị cảm lạnh như: Tỏi, nước dừa, nghệ,…
Hãy đến gặp bác sĩ ngay nếu như các bạn đã dùng thuốc sau 3 tuần nhưng các triệu chứng không cải thiện hoặc trở nên trầm trọng hơn.
Nếu có các dấu hiệu sau các bạn hãy đến bệnh viện để có sự hỗ trợ của y tế:
Cảm lạnh là bệnh hoàn toàn có thể tự khỏi. Tuy nhiên, các bạn không nên chủ quan bởi nó có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách. Hy vọng bài viết trên có thể giúp các bạn trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình của mình khi bị cảm lạnh.