Đột quỵ là một bệnh nguy hiểm và có thể gây tổn hại nặng nề về mặt sức khỏe và chức năng, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên, nếu được phát hiện và sơ cứu kịp thời, đột quỵ có thể được kiểm soát và cơ hội phục hồi chức năng não cao hơn. Vì vậy, việc nhận biết triệu chứng và áp dụng sơ cứu đúng cách là rất quan trọng trong trường hợp đột quỵ Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn 5 bước quan trọng để thực hiện sơ cứu đột quỵ.
Bất kể ai cũng nên ghi nhớ các dấu hiệu thông thường của đột quỵ. Bởi điều này giúp bạn nhanh chóng xác định được trạng thái bệnh nhân và có các biện pháp xử lý kịp thời.
Một số triệu chứng phổ biến của đột quỵ bao gồm: Mất cảm giác hoặc tê bì một bên cơ thể, mất khả năng nói chuyện hoặc nói lắp, khó thở hoặc hơi thở không đều, mất thăng bằng và khó đi lại,…
Khi phát hiện ai đó có triệu chứng đột quỵ, hãy gọi số cấp cứu 115 ngay lập tức để yêu cầu sự giúp đỡ chuyên nghiệp. Nếu đội ngũ cấp cứu chưa thể tiếp cận kịp thời, cần chuyển bệnh nhân tới cơ sở y tế gần nhất có đủ điều kiện để sơ cứu. Lưu ý rằng, phải vận chuyển bệnh nhân một cách nhẹ nhàng và cẩn thận, tránh va đập và rung lắc.
Hãy đặt bệnh nhân nằm nghiêng về một bên (thường là nghiêng về bên phải) để tránh nước bọt hoặc các vật thể khác bị vào đường hô hấp. Từ đó giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc nghẹn ở bệnh nhân đang bị khó thở.
Các bạn phải kiểm tra xem xung quanh bệnh nhân có bất kỳ điều gì cản trở hơi thở không để xử lý ngay. Các bạn có thể mở cửa sổ hoặc cởi bỏ quần áo bó sát, cà vạt hoặc khăn quàng để giúp bệnh nhân dễ thở hơn.
Trong quá trình chờ đợi đội cứu hộ đến, hãy theo dõi triệu chứng của bệnh nhân và cập nhật thông tin cho nhóm cứu hộ khi họ đến.
Một số thông tin cần lưu ý bao gồm: Thời gian bắt đầu có triệu chứng, các loại thuốc bệnh nhân đã và đang sử dụng, tiền sử bệnh, tiền sử dị ứng,…
Hãy luôn đảm bảo đầy đủ oxy cho bệnh nhân để tránh tình trạng chết não trước khi bệnh nhân được can thiệp bằng các biện pháp chuyên nghiệp.
Sơ cứu đột quỵ cần sự chuyên nghiệp, do đó hãy luôn gọi số cấp cứu ngay khi bạn nghi ngờ có trường hợp đột quỵ. Không được tự làm các biện pháp khác khi không có kiến thức và đào tạo về sơ cứu, như: Cho bệnh nhân uống thuốc, dùng kim chích 10 đầu ngón tay, cạo gió,…
Đột quỵ có thể gây ra mất kiểm soát vận động của cơ hàm. Từ đó gây ra nguy hiểm nếu cho bệnh nhân ăn uống khi bệnh nhân chưa hồi phục hoàn toàn, đặc biệt là đang ở tình trạng nguy cấp. Vì vậy, không được cho bệnh nhân ăn uống gì để đảm bảo an toàn và không làm nặng thêm tình trạng bệnh
Bên cạnh đó, trong khi chờ đợi cứu hộ đến, hãy đảm bảo người bệnh được giữ ấm và tránh tiếp xúc với các yếu tố gây nguy hiểm khác.
Xem thêm: Nguyên nhân, dấu hiệu đột quỵ: Kiến thức quan trọng
Hy vọng bài viết trên sẽ giúp ích các bạn trong việc bảo vệ sức khỏe người thân và cộng đồng. Hãy luôn nhớ rằng, sơ cứu đột quỵ chỉ là bước đầu tiên trong quá trình điều trị bệnh. Và yếu tố thời gian rất quan trọng với căn bệnh này. Vì vậy, hãy đưa người bị đột quỵ đến bệnh viện càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời.