Tháng Bảy 22, 2022

9424 Lượt xem 0 Bình luận

Tiểu đường hay còn gọi là đái tháo đường là một bệnh mãn tính rất nguy hiểm. Để điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả, bạn cần phải cam kết thực hiện đúng chỉ dẫn của bác sĩ 100%. Và những nỗ lực của bạn sẽ giúp bạn kéo dài tuổi thọ. Chăm sóc bệnh tiểu đường hiệu quả có thể làm giảm nguy cơ mắc các biến chứng nghiêm trọng, đe dọa tới tính mạng của bạn. Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra 8 cách giúp bạn phòng tránh biến chứng tiểu đường để tận hưởng cuộc sống khỏe mạnh hơn trong tương lai.

1. Quyết tâm kiểm soát bệnh để phòng tránh biến chứng tiểu đường

Tất cả bác sĩ của bạn cũng như phác đồ điều trị mà họ đưa ra sẽ giúp bạn có thông tin cơ bản và biết cách tự chăm sóc bệnh tiểu đường sao cho hiệu quả. Tuy nhiên, việc kiểm soát bệnh thành công hay không lại phụ thuộc vào sự quyết tâm của bạn, cách bạn tự quản lý tình trạng sức khỏe của mình, việc bạn thực hiện các yêu cầu nghiêm ngặt của bác sĩ như thế nào. Và không ai có thể làm thay bạn điều này. Sức khỏe của bạn ở trong tay bạn.

Việc đầu tiên bạn cần làm khi biết mình mắc bệnh tiểu đường là tìm hiểu cặn kẽ về nó. Hãy hỏi bác sĩ tất cả những thắc mắc của bạn về bệnh tiểu đường. Tiếp đến, bạn hãy thay đổi thực đơn ăn uống của mình và có chế độ ăn lành mạnh, ít đường, ít muối. Dù bạn bị tiểu đường hay không thì cũng cần thêm các hoạt động thể chất vào thói quen hàng ngày của bạn và cố gắng duy trì cân nặng hợp lý. Điều này không chỉ giúp bạn phòng tránh biến chứng tiểu đường mà còn giúp bạn giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp.

Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu và dùng thuốc hoặc thực phẩm bổ sung theo chỉ dẫn của bác sĩ.

2. Không hút thuốc lá để phòng tránh biến chứng tiểu đường

Thuốc lá có hại cho sức khỏe và làm tăng nguy cơ mắc tiểu đường tuýp 2 cũng như tăng khả năng mắc các biến chứng tiểu đường như:

  • Làm giảm tuần hoàn máu ở chân và bàn chân, khiến chân bị nhiễm trùng, loét khó lành, dẫn đến cắt cụt chân.
  • Làm giảm khả năng kiểm soát lượng đường trong máu.
  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
  • Tăng nguy cơ đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường.
  • Tăng nguy cơ gặp biến chứng về mắt dẫn đến mù lòa.
  • Tổn thương dây thần kinh.
  • Mắc bệnh thận.
  • Tử vong sớm

Nếu bạn đang hút thuốc lá, hãy nói chuyện với bác sĩ để có giải pháp giúp bạn ngừng thuốc lá hoặc sử dụng loại thuốc thay thế.

3. Kiểm soát huyết áp và cholesterol của bạn

Bệnh cao huyết áp làm ảnh hưởng tới các mạch máu của bạn và cholesterol cao cũng vậy. Hai bệnh này thường nặng hơn và hậu quả của chúng xảy ra nhanh hơn khi bạn mắc bệnh tiểu đường. Cao huyết áp, cholesterol cao và tiểu đường kết hợp với nhau sẽ khiến ban bị đau tim, đột quỵ, nó trở thành tử thần có thể cướp đi tính mạng của bạn.

Để kiểm soát hai căn bệnh mãn tính này, bạn cần có một chế độ ăn uống lành mạnh, giảm chất béo, giảm muối và không nên uống quá nhiều rượu bia. Hoạt động thể chất vẫn là một thói quen tốt giúp bạn giảm mỡ máu, ổn định huyết áp và đường huyết. Nếu cần thiết, bác sĩ sẽ kê cho bạn thuốc để giảm mỡ máu và duy trì huyết áp ở mức an toàn.

4. Khám sức khỏe thường xuyên, đặc biệt là mắt

Nếu bạn bị mắc bệnh tiểu đường, bạn cần khám sức khỏe thường xuyên, từ 2 – 4 lần một năm cùng với việc khám mắt định kỳ hàng năm. Ngày nay, máy đo đường huyết tại nhà trở nên phổ biến hơn và có nhiều mức giá khác nhau để bạn lựa chọn. Bạn nên kiểm tra đường huyết của mình một tháng một lần, nếu ổn định thì có thể giãn khoảng cách những lần đo đường huyết thành 2 tháng, 3 tháng một lần. Việc kiểm tra đường huyết liên tục giúp bạn đánh giá được hiệu quả của việc thay đổi lối sống cũng như mức độ đáp ứng của cơ thể với thuốc điều trị tiểu đường.

Trong những lần khám sức khỏe định kỳ, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn chia sẻ về chế độ ăn uống và sinh hoạt của bạn đồng thời kiểm tra, xét nghiệm để phát hiện sớm các biến chứng của tiểu dễ dàng như: dấu hiệu thận bị tổn thương, tổn thương thần kinh, tim và tầm soát các vấn đề sức khỏe khác. Bác sĩ cũng kiểm tra sức khỏe đôi chân và mắt của bạn để tìm bất kể vấn đề nào cần được điều trị sớm như: loét chân, võng mạc bị tổn thương, đục thủy tinh thể, tăng nhãn áp.

5. Chăm sóc răng miệng của bạn

Bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ cao nhiễm trùng nướu. Bạn cần đánh răng ít nhất hai lần một ngày với kem đánh răng có fluor, dùng chỉ nha khoa và sử dụng nước súc miệng chứa chlorhexidine để đảm bảo sát khuẩn răng miệng, phòng tránh các bệnh nhiễm trùng nướu.

6. Chăm sóc đôi chân của bạn

Khi đường trong máu tăng cao sẽ làm giảm lưu lượng máu và làm tổn thương các dây thần kinh ở bàn chân của bạn và xuất hiện các nốt mụn nước, loét. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời và đúng sẽ có thể dẫn đến nhiễm trùng nghiêm trọng, gây hoại tử. Bệnh nhân tiểu đường gặp biến chứng ở chân có thể đau, ngứa ran hoặc mất cảm giác ở bàn chân.

Mẹo hay giúp bạn phòng tránh biến chứng tiểu đường liên quan đến chân:

  • Rửa chân hàng ngày với nước ấm, không nên ngâm chân vì sẽ khiến da chân bị khô.
  • Lau khô chân, đặc biệt giữa các ngón chân để tránh nấm.
  • Sử dụng kem dưỡng ẩm cho bàn chân, mắt cá chân, tránh bôi kem vào giữa các ngón chân.
  • Kiểm tra chân bạn hàng ngày để phát hiện sớm các vết loét, mụn nước, xước, mẩn đỏ, sưng tấy…
  • Nếu bạn bị đau chân mà không khỏi trong vài ngày hoặc chân bị loét, lở thì hãy tới gặp bác sĩ ngay lập tức.
  • Không được đi chân trần dù ở trong nhà hay ngoài trời.

7. Nếu bạn uống rượu, hãy uống điều độ

Lượng đường trong máu cao hay thấp tùy thuộc vào lượng rượu bạn uống nhiều hay ít. Nếu bạn muốn uống rượu, hãy uống vừa đủ, nghĩa là không quá 1 ly một ngày với phụ nữ và 2 ly một ngày với đàn ông.

Bạn chỉ nên uống rượu trong bữa ăn để đảm bảo sức khỏe. Và bạn cần lưu ý, rượu có thể làm giảm đường huyết sau này, đặc biệt với người sử dụng insulin.

8. Kiểm soát căng thẳng

Kiểm soát căng thẳng cũng là một thói quen tốt giúp bạn tránh biến chứng tiểu đường. Bởi nếu bạn buồn chán và stress, bạn có thể sẽ bỏ qua kỷ luật khi chăm sóc bệnh tiểu đường của mình. Bạn có thể sẽ lười vận động, ăn uống không kiểm soát…Và điều này ảnh hưởng trực tiếp tới đường huyết của bạn.

Để giúp quản lý tân trạng, hạn chế căng thẳng, bạn cần suy nghĩ tích cực, học cách thư giãn và bỏ qua những điều khiến bạn không vui trong cuộc sống. Không chỉ với bệnh nhân tiểu đường mà tất cả chúng ta dù khỏe mạnh hay mang trong mình bệnh mãn tính thì trên hết, hãy luôn lạc quan.

Giấc ngủ luôn quan trọng, hãy ngủ nhiều để có sức khỏe làm những việc bạn yêu thích. Việc kiểm soát bệnh tiểu đường để phòng tránh biến chứng nằm trong tầm kiểm soát của bạn. Chỉ cần bạn quyết tâm, bệnh tiểu đường sẽ không cản trở cuộc sống năng động, lành mạnh của bạn.

Sử dụng các chế phẩm từ dây thìa canh và dây thìa canh lá to

Ngoài 8 mẹo trên, bạn có thể tham khảo tác dụng của dây thìa canh trong kiểm soát đường huyết. Trong trường hợp chỉ số đường huyết của bạn tăng nhẹ, bác sĩ sẽ chưa kê thuốc cho bạn mà tư vấn bạn dùng các loại thực phẩm bổ sung từ dây thìa canh và dây thìa canh lá to để ổn định đường huyết. Trên thị trường hiện nay có nhiều sản phẩm từ dây thìa canh nhưng chỉ có một sản phẩm duy nhất là DK-Betics của Công ty cổ phần Dược Khoa chứa dây thìa canh lá to với dược tính cao gấp nhiều lần dây thìa canh, giúp hạ đường huyết và giảm cảm giác thèm đường của bạn hiệu quả.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *