Nguyên nhân bị cảm lạnh chủ yếu là do sự xâm nhập của virus qua đường hô hấp trên như mũi và họng. Tưởng chừng đây là một bệnh lý thông thường nhưng nếu không được chữa trị kịp thời và đúng cách sẽ rất dễ gây ra các biến chứng phức tạp. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho các bạn những cách trị cảm lạnh tại nhà đơn giản mà hiệu quả.
Dưới đây là những cách trị cảm lạnh tại nhà rất đơn giản mà không cần dùng đến thuốc, cụ thể như sau:
Để người bệnh được nghỉ ngơi đầy đủ, tránh vận động quá mức sẽ giúp cơ thể nhanh hồi phục hơn. Lưu ý rằng khi nằm ngủ, người bệnh nên kê cao gối để giảm tình trạng nghẹt mũi, giúp dễ thở hơn và có giấc ngủ ngon hơn.
Việc loại bỏ chất nhầy trong mũi sẽ không cho chúng có khả năng đi sâu hơn vào mũi và họng. Từ đó, giảm được triệu chứng nghẹt mũi, chảy nước mũi và đau họng cho người bệnh.
Súc miệng và họng bằng nước muối sinh lý 3-4 lần/ ngày. Điều này không chỉ giúp làm dịu cơn ho và đau họng mà còn có tác dụng kháng viêm rất tốt.
Việc làm này giúp người bệnh bổ sung hơi nước, giữ ẩm và thông mũi. Ngoài ra, tắm bằng nước ấm cũng là một cách để hạ sốt hiệu quả. Tuy nhiên, tắm quá lâu có thể khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
Uống nhiều nước ấm không những giúp người bệnh bù lại nước mà còn có tác dụng tan đờm, giảm ho và giảm đau họng.
Chú ý ăn những thực phẩm giàu vitamin C và kẽm để tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Cần tránh rượu bia, thuốc lá và các chất kích thích để không làm bệnh trở nặng và lâu khỏi hơn.
Nhiệt độ trong phòng và bên ngoài thường chênh lệch khá nhiều. Điều này khiến cho cơ thể vốn đã đang yếu của người bệnh không thích nghi kịp. Vì vậy, hãy mặc ấm trước khi ra ngoài. Ngoài ra, việc làm này còn có tác dụng tránh lây nhiễm virus cho người khác.
Xem thêm:
Ngoài các cách điều trị cảm lạnh thông thường trên, ông bà ta có nhiều biện pháp dân gian để trị cảm lạnh tại nhà. Đây là những cách vừa an toàn, hiệu quả lại tiết kiệm.
Dưới đây là các cách trị cảm lạnh tại nhà bằng dân gian mà các bạn có thể tham khảo:
Đây là phương pháp dân gian được rất nhiều người áp dụng bởi những tác dụng vượt trội của dầu gió. Tuy nhiên, không nên lạm dụng quá nhiều biện pháp này vì có thể gây bỏng rát ở làn da.
Phương pháp thực hiện:
Bước 1: Xoa dầu gió vào các vị trí như vai, lưng và cổ.
Bước 2: Sử dụng đồng bạc để xoa dọc theo các vị trí trên.
Bước 3: Khi vùng da được đánh gió đã đỏ và nóng lên thì dừng lại.
Tía tô có tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm cao. Vì vậy, nó sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây bệnh một cách nhanh chóng. Kết hợp cùng các nguyên liệu như hành lá, rau răm và gừng tươi sẽ làm tăng thêm tác dụng trên của tía tô.
Cúc tần có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau nhức cơ thể và sốt không ra mồ hôi. Ngoài ra, cúc tần rất mát nên có thêm tác dụng giải độc cho cơ thể.
Phương pháp thực hiện:
Lấy lá và cành cúc tần non đã rửa sạch, đem đun sôi lấy nước để uống. Nên uống lúc còn nóng để đạt hiệu quả cao nhất.
Thực hiện khoảng 2-3 ngày sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện.
Phương pháp này rất thích hợp cho những người bị cảm lạnh nặng. Bởi các tinh chất và thành phần trong lá xông sẽ đi vào cơ thể qua đường hô hấp và đến tận phế nang. Các bạn sẽ nhanh chóng thấy được tác dụng hạ sốt, chống viêm, giảm đau và thông khí phế quản.
Phương pháp thực hiện:
Bước 1: Rửa sạch các nguyên liệu: Lá tía tô, sả, vỏ bưởi, kinh giới, lá ổi.
Bước 2: Nấu sôi các nguyên liệu trong khoảng 20 phút.
Bước 3: Đổ nước ra chậu lớn và tiến hành xông hơi.
Xông hơi khoảng 2-3 lần các bạn sẽ thấy các triệu chứng được cải thiện đáng kể.
Cả 3 nguyên liệu này đều có tác dụng dược lý riêng nên việc kết hợp càng làm tăng thêm khả năng chữa bệnh của chúng.
Người bệnh nên uống nước này vào buổi sáng sẽ giúp tăng khả năng khỏi bệnh.
Hy vọng với những cách trị cảm lạnh tại nhà trên, các bạn có thể kiểm soát tốt được căn bệnh của mình. Tuy nhiên, các bạn hãy đến gặp bác sĩ nếu như đã áp dụng các cách trên mà các triệu chứng không cải thiện.