Tháng Bảy 31, 2021

1850 Lượt xem 0 Bình luận

Bạn bỗng nhận thấy một chút màu hồng trong bồn rửa sau khi đánh răng. Hoặc có thể bạn nhận thấy máu trong miệng sau khi dùng chỉ nha khoa. Điều gì gây ra chảy máu nướu răng của bạn? Và nó có nghiêm trọng không? Chúng ta cùng tìm hiểu cách chăm sóc răng miệng khi nướu bị chảy máu.

Nướu bị chảy máu vì nhiều lý do. Có thể chảy máu do nướu bị viêm, nếu tình trạng nướu nghiêm trọng bạn nên tới gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Một số nguyên nhân khác gây ra nướu răng sẽ ít nghiêm trọng hơn. Bạn có thể cân nhắc thay đổi thói quen đánh răng để hạn chế nướu chảy máu.

Xem thêm: 10 Nguyên nhân gây ra chảy máu nướu răng bạn cần biết

Chăm sóc răng miệng tốt để tránh chảy máu nướu răng

Thỉnh thoảng việc chảy máu quanh răng là dấu hiệu cho thấy bạn cần vệ sinh răng miệng cẩn thận hơn. Bạn không nên ngừng đánh răng để tránh chảy máu vì nhiễm trùng nướu sẽ trở nên tồi tệ hơn. Mảng bám phải được loại bỏ, nếu không nướu sẽ không lành – và điều đó chỉ có thể thực hiện khi bạn chăm sóc răng miệng với bàn chải đánh răng, chỉ nha khoa kèm và nước súc miệng.

Nướu răng bị chảy máu có thể chỉ do bạn sử dụng bàn chải kẽ răng lần đầu tiên, và điều này sẽ không xảy ra sau một tuần. Bằng cách làm sạch kẽ răng hàng ngày, tình trạng viêm sẽ giảm bớt và nguy cơ mắc bệnh viêm nha chu được ngăn chặn.

Làm thế nào để ngăn nướu bị chảy máu

Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta có thể điều trị chảy máu nướu nhẹ tại nhà. Vệ sinh răng miệng tốt và các biện pháp tự nhiên có thể điều trị và ngăn ngừa chảy máu nướu. Nướu chảy máu là phổ biến và thường không nghiêm trọng. Bạn có thể nhận thấy một ít máu sau khi đánh răng hoặc dùng chỉ nha khoa, điều này có thể gây kích ứng nướu nhạy cảm.

Lý do phổ biến nhất khiến nướu của bạn bị chảy máu là do mảng bám hoặc cao răng tích tụ. Những chất này tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển dọc theo đường viền nướu. Vệ sinh răng miệng tốt có thể ngăn ngừa ê buốt và chảy máu.

Sử dụng bông gạc

Thực hành vệ sinh răng miệng tốt có thể giúp điều trị chảy máu nướu răng. Khi bạn bị chảy máu ở nướu răng, bạn có thể có thể cầm máu bằng cách dùng một miếng gạc sạch và ẩm lên vùng bị ảnh hưởng. Nhẹ nhàng ấn miếng gạc vào vị trí chảy máu cho đến khi máu ngừng chảy. Những người bị suy giảm hệ thống miễn dịch hoặc một tình trạng bệnh lý khác có thể thấy nướu của họ khó cầm máu hơn.

Sử dụng đá

Giữ một miếng gạc mát, một túi nước đá nhỏ hoặc một viên đá lạnh để chống sưng tấy và làm dịu nướu khi bạn bị chảy máu nướu răng.
Chườm đá cũng đặc biệt hữu ích để làm dịu các vết thương nhẹ ở miệng gây sưng tấy, chẳng hạn như vết cắt và vết xước. Chúng cũng có thể giúp giảm đau và sưng do viêm lợi. Mỗi lần chườm đá trong 10 phút và nghỉ 10 phút. Nếu máu không ngừng chảy, một số người có thể cân nhắc gọi bác sĩ.

Sử dụng nước súc miệng để ngăn chảy máu nướu răng

Nước súc miệng sát khuẩn vừa có thể điều trị vừa ngăn ngừa chảy máu nướu răng. Chúng tiêu diệt vi khuẩn và giảm viêm để làm dịu nướu bị đau, sưng và chảy máu.

Nước súc miệng cũng có thể điều trị và ngăn ngừa viêm nướu, một nguyên nhân phổ biến gây chảy máu nướu. Các thành phần hoạt tính phổ biến trong nước súc miệng sát khuẩn bao gồm: chlorhexidine, hydrogen peroxide. Bạn luôn chuẩn bị sẵn nước súc miệng để điều trị chảy máu nướu răng khi chúng xảy ra. Bạn có thể sử dụng nước súc miệng sát khuẩn Yaocare hoặc T.M.T của Công ty cổ phần Dược Khoa để vệ sinh răng miệng hàng ngày và ngăn chảy máu nướu.

Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng nước súc miệng sát khuẩn

Súc miệng bằng nước muối

Súc miệng bằng nước muối có thể giúp giảm vi khuẩn và đẩy nhanh thời gian lành vết thương. Bạn có thể tự pha nước súc miệng bằng muối tinh hoặc dùng nước muối sinh lý chai 500ml để súc miệng hàng ngày.

Đắp bột nghệ để ngăn ngừa chảy máu nướu răng

Nghệ có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm tự nhiên. Đắp hỗn hợp bột nghệ lên nướu có thể cải thiện các triệu chứng của viêm nướu và chảy máu nướu. Tuy nhiên, hiện tại không có bằng chứng khoa học đáng tin cậy nào nói rằng nghệ có bất kỳ tác dụng nào đối với bệnh nướu răng hoặc chảy máu nướu răng.

Một nghiên cứu cho thấy tác dụng chống viêm của nghệ tương tự như chlorhexidine trong việc vệ sinh răng miệng. Nghệ có màu vàng, nhưng nó sẽ không làm ố răng của bạn miễn là bạn rửa sạch sau khi sử dụng. Một số người sử dụng nghệ như một chất làm trắng răng, đặc biệt là khi kết hợp với baking soda. Tuy nhiên, không có bằng chứng khoa học cho hiệu quả của phương thuốc này.

Sử dụng bàn chải đánh răng phù hợp để nướu không bị chảy máu

Nếu nướu của bạn nhạy cảm, bạn nên chọn bàn chải đánh răng có lông mềm. Bàn chải đánh răng cứng hoặc trung bình sẽ làm cho nướu của bạn bị đau và chảy máu. Các nha sĩ khuyến cáo mọi người nên sử dụng bàn chải đánh răng có lông mềm trong 2 phút hai lần một ngày và bạn đánh răng bằng bàn chải thủ công và bằng bàn chải điện đều hiệu quả.

Bạn đừng quên thay bàn chải đánh răng trong 3 đến 4 tháng một lần, hoặc sớm hơn nếu lông bàn chải bị sờn.

Dùng chỉ nha khoa hàng ngày để ngăn chảy máu nướu răng

Khi bạn bắt đầu thói quen dùng chỉ nha khoa có thể gây chảy máu bởi nướu có thể không quen với sự kích thích. Tuy nhiên, sau vài ngày dùng chỉ nha khoa đều đặn, máu sẽ ngừng chảy. Dùng chỉ nha khoa thường xuyên cải thiện sức khỏe tổng thể của nướu và sẽ làm giảm chảy máu nướu theo thời gian.

Không hút thuốc lá

Hút thuốc là nguyên nhân chính gây ra các bệnh về nướu. Hút thuốc lá gây hại cho hệ thống miễn dịch của cơ thể, có nghĩa là cơ thể ít có khả năng chống lại các vi khuẩn bám vào nướu răng một cách tự nhiên.

Khi nướu bị tổn thương, hút thuốc sẽ khiến cơ thể khó chữa lành các mô. Bỏ thuốc lá có lợi cho sức khỏe tổng thể của bạn, và làm tăng đáng kể sức khỏe của miệng và nướu. Đa phần bạn sẽ nhận thấy sức khỏe răng miệng của mình giảm sút sau khi bỏ thuốc lá.

Tránh sử dụng thực phẩm chế biến sẵn có nhiều đường

Ăn thực phẩm chế biến, giàu tinh bột quá thường xuyên có thể gây viêm nướu và chảy máu nướu. Thực phẩm giàu tinh bột có thể dính vào răng, nướu răng và phân hủy thành đường gây sâu răng cũng như chảy máu nướu. Thực phẩm chế biến, giàu tinh bột bao gồm bánh mì tinh chế, bánh ngọt, bánh quy và khoai tây chiên.

Ăn rau giòn

Các loại rau giòn, chẳng hạn như cần tây và cà rốt, có thể giúp giữ sạch răng giữa các bữa ăn. Chất lượng giòn của chúng có thể giúp loại bỏ cặn thức ăn bám trên răng. Ngoài ra, chúng chứa một lượng đường và carbs thấp, vì vậy chúng không gây sâu răng hoặc các vấn đề về nướu.

Ăn nhiều rau lá xanh

Cải xoăn và rau lá xanh rất giàu chất dinh dưỡng thiết yếu. Các loại rau xanh, chẳng hạn như cải xoăn, rau diếp và rau bina, là nguồn cung cấp các chất dinh dưỡng tuyệt vời, bao gồm cả Vitamin K. Thiếu vitamin K có thể ảnh hưởng đến thời gian máu đông, vì vậy những người thiếu vitamin K có thể nhận thấy chảy máu nhiều hơn bình thường.

Sử dụng kem đánh răng chống viêm nướu

Nếu bạn đang khổ sở với tình trạng chảy máu nướu răng, bạn có thể cân nhắc một loại kem đánh răng có thể trung hòa các mảng bám xung quanh đường nướu.

Tới gặp nha sĩ thường xuyên

Vi khuẩn mảng bám có hại thậm chí có thể khiến bạn gặp phải các vấn đề nghiêm trọng hơn như làm men răng suy yếu. Bạn nên tới phòng khám nha khoa để được lấy cao răng hai lần một năm. Điều này sẽ giúp bạn ngăn ngừa chảy máu nướu răng và giữ cho miệng của bạn khỏe mạnh tránh để bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Duy trì lối sống lành mạnh

Các nha sĩ khuyên bạn nên ăn một chế độ ăn uống cân bằng và tránh ăn vặt giữa các bữa ăn. Ngoài ra, giảm căng thẳng từ cuộc sống của bạn có thể giúp ngăn ngừa bệnh nướu răng.

Mọi người thường có thể tránh và ngăn ngừa chảy máu nướu răng và các vấn đề về nướu khác bằng cách:

  • Thực hành chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt, bao gồm đánh răng hai lần một ngày và dùng chỉ nha khoa mỗi ngày một lần.
  • Thay bàn chải đánh răng 3 đến 4 tháng một lần.
Gặp nha sĩ thường xuyên.

Đặt lịch hẹn với bác sĩ nha khoa định kỳ để được làm sạch và loại bỏ cao răng chuyên nghiệp đồng thời kiểm tra các vấn đề sức khỏe có thể góp phần gây ra các vấn đề về nướu, chẳng hạn như bệnh tiểu đường.

Không hút thuốc lá để bảo vệ sức khỏe tổng thể và răng miệng

Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh bao gồm nhiều trái cây tươi và rau quả, hạn chế thực phẩm chế biến và thực phẩm có thêm đường.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *