Tháng Năm 11, 2022

5112 Lượt xem 0 Bình luận

Chúng ta ai cũng có những lúc lo lắng nhưng chứng rối loạn lo âu mãn tính sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Mặc dù căn bệnh này được nhắc đến nhiều bởi sự thay đổi hành vi nhưng những lo lắng cũng khiến sức khỏe thể chất của bạn bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đọc tiếp bài viết để tìm hiểu thêm về ảnh hưởng của lo lắng gây ra cho cơ thể bạn.

Ảnh hưởng của lo lắng đối với cơ thể

Lo lắng là tâm trạng không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi chúng ta. Bạn có thể cảm thấy lo lắng trước những kỳ thi, trước một bài phát biểu hoặc một buổi phỏng vấn. Khi lo lắng, nhịp tim và nhịp thở chúng ta tăng lên, máu lên não nhiều hơn. Phản ứng này của cơ thể giúp bạn chuẩn bị tinh thần để đối mặt với tình huống căng thẳng sắp xảy ra. Trong trường hợp bạn lo lắng thái quá, bạn sẽ cảm thấy lâng lâng và buồn nôn. Và trạng thái lo lắng này có thể sẽ tàn phá sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn.

Rối loạn lo âu là hiện tượng lo lắng thái quá và nó thường kéo dài và có thể xảy ra bất kỳ giai đoạn nào của cuộc đời bạn, nhưng thường bắt đầu ở tuổi trung niên. Phụ nữ thường bị rối loạn lo âu nhiều hơn nam giới.

Những người trải qua nhiều căng thẳng trong cuộc sống cũng có nguy cơ cao mắc chứng rối loạn lo âu. Các triệu chứng thường có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc sau một vài năm sau những căng thẳng đó. Những người có bệnh lý nghiêm trọng hoặc sử dụng chất kích thích cũng có thể dẫn đến rối loạn lo âu.

Các loại rối loạn lo âu ảnh hưởng đến cơ thể

Rối loạn lo âu tổng quát

Rối loạn lo âu tổng quát là sự lo lắng quá mức mà không có cơ sở. Bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn lo âu tổng quát khi lo lắng tột độ về nhiều thứ trong thời gian nhiều hơn 6 tháng. Nếu tình trạng bệnh nhẹ, bạn có thể sinh hoạt và làm việc hàng ngày bình thường, nhưng trong trường hợp nặng, chất lượng cuộc sống sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc.

Rối loạn lo âu xã hội

Rối loạn lo âu xã hội thường bắt nguồn từ nỗi sợ hãi trước các mối quan hệ xã hội, bạn sợ bị người khác đánh giá hoặc sợ bị mất tự trọng. Nỗi ám ảnh này có thể sẽ khiến bạn luôn cảm thấy xấu hổ, ngại giao tiếp dẫn đến cuộc sống cô đơn.

Rối loạn lo âu xã hội thường khởi phát ở trẻ từ 13 tuổi, khi vừa trưởng thành và đa phần không chữa trị ngay mà phải mất nhiều năm sau đó.

Rối loạn lo âu sau sang chấn tâm lý

Rối loạn lo âu loại này thường xuất hiện khi bạn chứng kiến một sự kiện đau buồn trong cuộc sống, một sự mất mát nào đó. Các triệu chứng có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc nhiều năm sau đó khi nỗi buồn được tích tụ lại. Nguyên nhân phổ biến gây ra rối loạn lo âu loại này có thể là do chiến tranh, thiên tai…

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế

Rối loạn ám ảnh cưỡng chế là hiện tượng xảy ra do suy nghĩ và hành vi của người bệnh. Người bệnh thường sẽ lăp đi lặp lại những suy nghĩ và hành vi của mình bởi họ luôn thấy lo lắng về những điều này. Những người có nguy cơ bị rối loạn ám ảnh cưỡng chế như:

  • Thường xuyên lặp đi lặp lại hành vì nào đó trong thời gian dài và tạo thành thói quen.
  • Gia đình có tiền sử mắc rối loạn ám ảnh cưỡng chế.
  • Cuộc sống có quá nhiều căng thẳng, stress, đặc biệt với người thần kinh yếu và nhạy cảm.
  • Phụ nữ mang thai hoặc sản phụ vừa sinh con.
Ám ảnh

Những người có hội chứng sợ nhiều thứ như không gian chật hẹp, độ cao, con vật nào đó sẽ luôn cảm thấy lo lắng và tìm cách tránh các tình huống đáng sợ này.

Bệnh tâm thần hoảng loạn

Những người bị tâm thần hoảng loạn thường tự cảm thấy lo lắng, hoảng sợ về những điều kinh khủng sắp xảy ra như sự diệt vong….Các triệu chứng phổ biến là tim đập nhanh, đau ngực và khó thở.

Ảnh hưởng của lo lắng đến cơ thể

Ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh trung ương

Cảm giác lo lắng và hoảng sợ kéo dài có thể khiến não tiết ra các hormone căng thẳng một cách thường xuyên, và điều này làm tăng tần suất các triệu chứng đau đầu, chóng mặt và có thể là trầm cảm. Điều này là bởi khi lo lắng, các hormone và hóa chất để giúp bạn đối phó với các mối đe dọa sẽ tràn ngập não của bạn. Và khi tiếp xúc lâu dài với loại hooc môn này sẽ gây hại cho cơ thể. Nó chỉ có ích khi giải quyết căng thẳng tức thời trong ngắn hạn.

Ảnh hưởng tới hệ tim mạch

Khi lo lắng, nhịp tim của bạn nhanh hơn, xuất hiện tình trạng đánh trống ngực và đau ngực và làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và tim mạch. Bạn có thể bị bệnh mạch vành nếu có tiền sử bệnh tim.

Ảnh hưởng tới hệ bài tiết và tiêu hóa

Bệnh rối loạn lo âu cũng gây ra tác động tiêu cực đến hệ bài tiết và tiêu hóa của bạn. Bạn có thể cảm thấy đau bụng, buồn nôn, đi ngoài hoặc một số vấn đề khác như chán ăn. Những người hay lo lắng, stress, căng thẳng dễ mắc bệnh về dạ dày, đại tràng và hội chứng ruột kích thích.

Ảnh hưởng tới hệ miễn dịch

Việc tiết ra hooc môn để để đối phó với sự căng thẳng trong ngắn hạn sẽ làm tăng nhịp đập và nhịp thở, não sẽ nhận được nhiều oxy hơn. Nhưng nếu điều này diễn ra trong thời gian dài, cơ thể bạn sẽ không còn nhận được tín hiệu để hoạt động trở lại bình thường và gây ảnh hưởng đến hệ miễn dịch, làm giảm sức đề kháng và khiến bạn dễ bị nhiễm virus, vi khuẩn, thường xuyên mắc bệnh. Và một điều đáng ngạc nhiên nữa là khi bạn lo lắng, vaccine có thể sẽ mất đi tác dụng.

Ảnh hưởng tới hệ hô hấp

Rối loạn lo âu làm gia tăng tình trạng thở nhanh và nông, điều này rất nguy hiểm đối với những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cũng như làm cho các triệu chứng của bệnh hen suyễn trở nên tồi tệ hơn.

Xem thêm: Nguy hiểm từ bệnh  trầm cảm ở người cao tuổi

Một số ảnh hưởng khác của rối loạn lo âu tới sức khỏe

Rối loạn lo âu có thể khiến bạn gặp phải các vấn đề khác về sức khỏe như:

  • Đau đầu
  • Căng cơ
  • Mất ngủ
  • Phiền muộn, buồn bã
  • Tự cô lập, thu mình với xã hội.
  • Thường xuyên nghĩ đến các trải nghiệm đau buồn.

Để giúp giảm lo lắng và thư giãn tinh thần, bạn có thể dành cho bản thân một khoảng thời gian nhất định để ngâm mình trong bồn nước tắm thảo dược.

Đọc thêm bài viết: “Tại sao nên tắm bằng nước tắm thảo dược” để hiểu thêm tác dụng của các loại thảo dược với sức khỏe tinh thần của bạn.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *