Tháng Tám 1, 2023

3960 Lượt xem 0 Bình luận

Bệnh hôi miệng là bệnh hơi thở phát ra mùi hôi khó chịu và là vấn đề phổ biến với mọi người. Nó không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng cuộc sống của họ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho các bạn các nguyên nhân cùng các chăm sóc và giảm bớt hiện tượng hôi miệng.

Nguyên nhân gây hôi miệng

Vi khuẩn là nguyên nhân chính gây ra mùi hôi miệng. Vi khuẩn có thể phân giải các chất thức ăn trong miệng và tạo ra các hợp chất lưu hành mạnh mẽ, gây mùi hôi. Chính vì vậy, những yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của vi khuẩn là nguyên nhân gây ra hôi miệng.

Thiếu vệ sinh răng miệng

Một số vấn đề thiếu vệ sinh răng miệng như: Không chải răng, chải răng không sạch, không dùng các dụng cụ điều trị để làm sạch không gian giữa các răng, không vệ sinh lưỡi đúng cách,…Đây là nguyên nhân dẫn đến việc tích tụ vi khuẩn và mảng bám trên răng và nướu, gây ra hôi miệng.

Khô miệng

Lượng nước bọt ít hoặc miệng khô là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sẽ tăng lên và gây ra mùi hôi trong miệng. Một số nguyên nhân gây khô miệng như: Tác dụng phụ của một số thuốc, căng thẳng, hút thuốc lá, uống ít nước,…

Sâu răng

Đây là bệnh lý khi vi khuẩn xâm nhập và tấn công vào cấu trúc răng. Từ đó, nó tạo ra các ổ sâu với các kích thước khác nhau ở trên răng. Và các ổ sâu này sẽ gây ra tình trạng hôi miệng. Ngoài ra, thức ăn rất dễ bị nhét vào các ổ sâu này và khó được làm sạch, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển. Chính vì vậy, sâu răng là nguyên nhân chắc chắn gây ra bệnh hôi miệng.

Sâu răng là nguyên nhân chắc chắn sẽ gây ra tình trạng hôi miệng

Mảng bám và viêm nướu

Mảng bám và viêm nướu là các vấn đề về sức khỏe răng miệng thường gặp. Mảng bám răng được hình thành khi vi khuẩn kết hợp với thức ăn và nước bọt. Bên cạnh đó, khi bạn thường bị chảy máu khi chải răng, có thể bạn đã bị bệnh viêm nướu. Các vấn đề đó đều có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây ra mùi hôi.

Vấn đề hô hấp

Các bệnh như: Viêm xoang, viêm mũi, viêm họng, vi khuẩn tụ huyết trùng hay nhiễm trùng phế quản cũng có thể gây ra hôi miệng. Ví dụ như khi bạn bị viêm xoang sẽ gây ra tình trạng tăng tiết chất nhầy trong các túi xoang. Các chất nhầy này có thể trào ngược vào các vị trí khác trong miệng và họng, và đôi khi qua cả đường hô hấp. Từ đó có thể gây ra tình trạng hôi miệng cho những người mắc các bệnh lý trên.

Các thói quen xấu

Các thói quen xấu gây ra hôi miệng như: Hút thuốc lá, ăn những loại thực phẩm có mùi hôi mạnh như tỏi và hành, uống nhiều cà phê, rượu hoặc đồ uống có cồn,…cũng có thể là nguyên nhân gây ra hôi miệng.

Các cách chăm sóc để giảm hôi miệng

Chăm sóc răng miệng hàng ngày

Các bạn phải chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày, mỗi lần khoảng 2-3 phút. Tuy nhiên, cũng không nên chải răng quá 3 lần một ngày vì sẽ có thể làm mòn men răng. Chú ý rằng, nên chọn bàn chải mềm mịn để tránh làm tổn thương nướu, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, các bạn cũng nên thay bàn chải mỗi 3-4 tháng để đảm bảo đạt hiệu quả tốt nhất khi chải răng.

Bên cạnh đó, các bạn có thể dùng các công cụ hỗ trợ như: Tăm nước, chỉ nha khoa hoặc cồn để làm sạch không gian giữa các răng. Hãy luôn sử dụng nước súc miệng chứa kháng vi khuẩn để giảm vi khuẩn gây hôi miệng.

Chải răng đúng cách ít nhất 2 lần mỗi ngày để đảm bảo răng luôn khỏe đẹp

Chải răng đúng cách ít nhất 2 lần mỗi ngày để đảm bảo răng luôn khỏe đẹp

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Các bạn nên hạn chế sử dụng thức ăn có mùi hôi như: Tỏi, hành, gia vị cay, cafe, đồ uống có cồn,…Uống đủ nước để duy trì đủ lượng nước trong cơ thể và giảm nguy cơ mắc bệnh hôi miệng do khô miệng.

Điều trị các vấn đề răng miệng

Nếu bạn có vấn đề về răng miệng như: Nứt, sâu răng, viêm nướu,…hãy điều trị kịp thời để ngăn ngừa tình trạng hôi miệng cũng như hạn chế những hậu quả do các mầm bệnh này mang lại.

Kiểm tra y tế định kỳ

Các bạn nên đến nha khoa định kỳ để kiểm tra sức khỏe răng miệng, phát hiện ra các vấn đề sớm để xử lý kịp thời. Ngoài ra, việc điều trị các bệnh lý tổn thương hoặc bất thường trong hệ tiêu hóa hoặc hô hấp cũng rất quan trọng. Nó có thể giúp giảm bớt mùi hôi miệng gây ra bởi các vấn đề này.

Khám răng định kỳ để giúp chăm sóc răng miệng tốt hơn

Khám răng định kỳ để giúp chăm sóc răng miệng tốt hơn

Nếu bạn gặp vấn đề hôi miệng kéo dài sau khi đã sử dụng các biện pháp trên, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc nha sĩ để được tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất với tình trạng của bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *