Bệnh tiểu đường tuýp 2 là là bệnh mà cơ thể không thể sử dụng insulin một cách hiệu quả hoặc các cơ quan bị kháng insulin do cơ thể tiết ra. Nếu không được kiểm soát và quản lý tốt, bệnh tiểu đường tuýp 2 có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Trong bài viết dưới đây, chúng ta sẽ tìm hiểu về các biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 phổ biến nhất.
Người mắc đái tháo đường tuýp 2 có nguy cơ cao hơn mắc bệnh mạch vành. Bệnh mạch vành là một tình trạng khi các động mạch cung cấp máu đến các mô cơ tim bị tắc nghẽn, gây ra các triệu chứng như đau ngực và khó thở.
Tăng huyết áp có thể là nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường tuýp 2. Tuy nhiên nó cũng có thể là biến chứng của tình trạng tăng đường huyết dài ngày. Tóm lại, tăng huyết áp và đái tháo đường tuýp 2 thường có mối tương quan với nhau. Một số nghiên cứu cho thấy có đến 2/3 người mắc đái tháo đường tuýp 2 cũng có tăng huyết áp.
Xem thêm:
Bệnh thận đái tháo đường là biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 trên thận phổ biến nhất. Nó thường xuất hiện sau vài năm mắc tiểu đường. Đây là tình trạng tổn thương dần dần các mạch máu nhỏ trong thận, dẫn đến suy thận mạn tính. Khi thận bị tổn thương, khả năng lọc các chất thải và chất lỏng khỏi máu bị giảm, gây tăng huyết áp, tăng mức creatinin và ure trong máu.
Trong trường hợp không được kiểm soát tốt, bệnh thận đái tháo đường có thể dẫn đến suy thận. Suy thận là tình trạng suy giảm chức năng thận nghiêm trọng. Khả năng lọc của thận bị tổn thương khiến cơ thể bị tích tụ các chất độc nhưng lại bị mất nhưng chất cần thiết. Chính vì vậy, suy thận yêu cầu liệu pháp thay thế chức năng thận để duy trì sự sống như: Cấy ghép thận, sử dụng máy thận nhân tạo,…
Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có thể phát triển đau thần kinh, đặc biệt là đau các dây thần kinh ở chân. Đau thần kinh thường xuất hiện ở các vùng nhạy cảm như: Chân, ngón chân, tay, hoặc ngón tay. Tình trạng đau có thể làm giảm đáng kể chất lượng cuộc sống và gây ra khó khăn trong việc di chuyển và thực hiện các hoạt động hàng ngày.
Một trong những biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 là tổn thương các dây thần kinh cảm giác. Điều này có thể gây ra các triệu chứng như: Cảm giác tê, buốt, hoặc mất cảm giác ở các vùng nhạy cảm như chân, tay, da và các bộ phận khác của cơ thể.
Tổn thương chức năng các bộ phận trong cơ thể cũng là một trong những biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 2. Nó ảnh hưởng đến các chức năng thần kinh bao gồm: Tiêu hóa, tiết niệu và chức năng tình dục. Từ đó có thể gây ra các triệu chứng như: Rối loạn tiêu hóa, rối loạn cương dương ở nam giới và rối loạn chức năng tình dục ở cả nam và nữ.
Một trong những biến chứng mắt phổ biến nhất của bệnh tiểu đường tuýp 2 là đục thủy tinh thể. Đây là tình trạng mất máu trong thủy tinh thể, dẫn đến mất tầm nhìn và xuất hiện các mảng mờ, lấp lánh hoặc như một “màn sương” trong tầm nhìn.
Vỡ mạch máu mắt là biến chứng bệnh tiểu đường tuýp 2 nghiêm trọng hơn. Khi mạch máu nhỏ trong võng mạc bị tổn thương, có thể xảy ra sự phát triển các mạch máu mới không ổn định và dễ vỡ, gây ra chảy máu và làm suy yếu thị lực.
Khi xuất hiện biến chứng này nghĩa là các mạch máu nhỏ đã bị tổn thương trong võng mạc. Từ đó dẫn đến sự tích tụ chất lỏng và sưng tấy võng mạc. Điều này có thể gây suy giảm nghiêm trọng thị lực, làm mờ tầm nhìn và gây khó khăn trong việc nhìn rõ các chi tiết.
Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 cũng có nguy cơ cao hơn mắc các vấn đề khác về mắt như: Viêm mạc, viêm kết mạc, nhiễm trùng mắt,…
Bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 có nguy cơ cao hơn bị nhiễm trùng và nhiễm nấm da do sự suy giảm khả năng miễn dịch và khả năng chữa lành tổn thương. Bởi đường huyết tăng cao tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm phát triển. Bên cạnh đó, nó có thể là nguyên nhân phát triển viêm da, bao gồm viêm da tiếp xúc và viêm da do dị ứng.
Chính vì vậy, tiểu đường tuýp 2 làm kéo dài thời gian hồi phục và làm nặng hơn tình trạng bệnh của bệnh nhân so với người bình thường.
Các biến chứng này có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người bị bệnh tiểu đường tuýp 2. Hãy luôn hợp tác với bác sĩ và theo dõi sát sao tình trạng sức khỏe của bạn để đảm bảo quản lý tốt và giảm thiểu nguy cơ phát triển các biến chứng nguy hiểm.