Tháng Mười Một 18, 2022

11426 Lượt xem 0 Bình luận

Không phải ai béo phì thừa cân, lười vận động cũng mắc tiểu đường, nhưng đây là một trong những nguyên nhân và yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường loại 2.

Nguyên nhân gây bệnh tiểu đường loại 2?

Tuyến tụy của bạn có nhiệm vụ sản xuất insulin để giúp cơ thể dự trữ và ổn định đường trong máu. Bạn có thể mắc tiểu đường khi cơ thể bạn xảy ra một trong 3 điều sau:

  • Tuyến tụy của bạn không sản xuất ra insulin để điều chỉnh lượng đường trong máu.
  • Tuyến tụy của bạn sản xuất ra quá ít insulin và không đủ để làm giảm lượng đường trong máu.
  • Cơ thể kháng insulin.

Bệnh tiểu đường loại 2 là tình trạng tuyến tụy của người bệnh tạo ra insulin nhưng insulin không đủ hoặc cơ thể kháng insulin khiến cơ thể sử dụng insulin không đúng cách làm cho đường trong máu không đi tới được các tế bào của bạn mà vẫn tích tụ trong máu. Các tế bào của cơ thể không nhận được đường để hoạt động bình thường trong khi lượng đường trong máu lại quá cao sẽ làm tổn thương các bộ phận trên cơ thể.

Các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường loại 2

Mặc dù bệnh tiểu đường có yếu tố di truyền nghĩa là nếu gia đình bạn có người mắc bệnh tiểu đường thì nguy cơ của bạn sẽ tăng lên. Tuy nhiên, ngoài gen thì còn một số yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường loại 2 thường gặp như:

  • Bệnh nhân cao huyết áp.
  • Mỡ trong máu cao, thường > 150mg/dL.
  • Mức cholesterol “tốt” (HDL) < 40mg/dL.
  • Mắc tiểu đường thai kỳ hoặc sinh em bé quá lớn, trên 5kg.
  • Mắc tiền tiểu đường nghĩa là chỉ số đường huyết cao mà chưa mắc bệnh.
  • Mắc các bệnh về tim mạch.
  • Những người có chế độ ăn uống không lành mạnh, quá nhiều chất béo và carb. Đó là những thực phẩm chế biến sẵn, kém vệ sinh và chứa nhiều dầu mỡ có hại.
  • Nghiện hoặc uống nhiều rượu.
  • Lười vận động.
  • Những người thừa cân và béo phì.
  • Phụ nữ bị buồng trứng đa nang.
  • Tuổi tác: đây là yếu tố nguy cơ cao của bệnh tiểu đường bởi sau 45 tuổi, nguy cơ bạn mắc bệnh tiểu đường loại 2 bắt đầu tăng nhanh, đặc biệt sau 65 tuổi.

Bệnh nhân cấy ghép nội tạng: việc nhận nội tạng từ cơ thể khác sẽ khiến bạn phải uống thuốc suốt cuộc đời để cơ thể bạn không từ chối nội tạng đã nhận. Đây là những loại thuốc làm tăng nguy cơ tiểu đường loại 2 hoặc khiến cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn và dễ gặp biến chứng tiểu đường. Chúng có thể là tacrolimus, steroid…

Để phòng tránh các nguy cơ tiểu đường loại 2, bạn cần có một chế độ ăn uống và lối sống lành mạnh. Hãy vận động thường xuyên, không uống rượu bia, hạn chế ăn đồ ngọt… Nếu bạn ở giai đoạn tiền tiểu đường, bạn cần kiểm soát nghiêm ngặt thực đơn của mình đồng thời hỏi ý kiến bác sĩ về sản phẩm bổ sung từ dây thìa canh giúp ổn định đường huyết một cách hiệu quả.

Vai trò của insulin trong ổn định đường huyết

Nếu bạn hiểu về cơ chế tạo ra năng lượng của cơ thể thì bạn sẽ nhận thấy vai trò của insulin trong việc ổn định đường huyết.

Có hàng triệu tế bào tạo thành cơ thể của chúng ta và chúng cần thức ăn ở dạng đơn giản để tạo ra năng lượng. Thức ăn mà bạn tiêu thụ sẽ được phân hủy để tạo ra đường đơn có tên glucose và nó sẽ di chuyển qua máu đến các tế bào, giúp cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Tuyến tụy có nhiệm thường xuyên sản xuất một lượng nhỏ insulin và khi đường đơn trong máu tăng nhiều thì insulin cũng được tiết ra nhiều hơn để đưa đường đến các tế bào và giúp giảm đường huyết. Để lượng đường huyết không quá thấp, bạn cần ăn uống để nạp thêm năng lượng cho cơ thể.

Khi tuyến tụy của bạn tạo ra quá ít insulin hoặc kháng insulin sẽ làm cho lượng đường trong máu không thể tới tế bào và ở lại trong máu quá nhiều gây ra bệnh tiểu đường.

Theo đó, chúng ta hiểu bệnh nhân bị tiểu đường là những người có:

  • Chỉ số đường huyết lúc đói >= 126mg/dL.
  • Chỉ số đường huyết lúc không đói >=200mg/dL và kèm theo triệu chứng của bệnh tiểu đường.
  • Chỉ số đường huyết >= 200 mg / dL trong thử nghiệm dung nạp đường huyết trong 2 giờ.

Bài viết liên quan: 11 Cách phòng tránh tiểu đường tuýp 2

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *