Hen phế quản là một bệnh hô hấp mạn tính thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi. Đối với nhiều cha mẹ, việc chăm sóc trẻ bị hen phế quản không phải lúc nào cũng đơn giản và dễ dàng. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu chi tiết về bệnh hen phế quản, các triệu chứng và cách chăm sóc cho trẻ khi bị bệnh.
Bệnh hen phế quản thường gặp ở trẻ em và có thể gây ra các triệu chứng như ho, khó thở, tiếng rít trong ngực và cảm giác nôn nao. Để xác định bé có bị hen phế quản hay không thì yếu tố đầu tiên cần xem xét là tiền sử:
Nguyên nhân khởi phát bệnh chưa được hiểu rõ hoàn toàn, nhưng các yếu tố sau đây có thể góp phần đến sự phát triển của bệnh:
Dị ứng: Khi trẻ tiếp xúc với các tác nhân gây dị ứng như: Phấn hoa, bụi nhà, phấn thú, nấm mốc, phấn cỏ, thức ăn, bụi bẩn,… hoặc độ ẩm không khí, môi trường sống có thể là một trong những nguyên nhân gây ra hen phế quản.
Tiếp xúc với hóa chất: Trẻ em tiếp xúc với các hóa chất và chất kích thích trong môi trường có thể góp phần làm trầm trọng triệu chứng của bệnh.
Tiếp xúc với khói thuốc: Từ khi còn là thai nhi nếu trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá, cả trực tiếp và gián tiếp đều làm tăng nguy cơ mắc các bệnh hô hấp sau này.
Các bệnh nhiễm trùng đường hô hấp: Một số bệnh nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh, cúm, viêm họng có thể góp phần làm trầm trọng triệu chứng hen phế quản.
Hen phế quản là một bệnh mạn tính, do đó việc chăm sóc bệnh cho trẻ đòi hỏi có sự hướng dẫn và quan tâm của ba mẹ hoặc người lớn trong gia đình. Đặc biệt là khi con có dấu hiệu lên cơn cấp, người lớn cần biết cách xử lý kịp thời và đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất.
Khi trẻ bị hen, bác sỹ cùng các nhân viên y tế sẽ kê đơn thuốc điều trị và hướng dẫn ba mẹ cách dùng hàng ngày hoặc xứ trí cơn cấp tính.
Việc đầu tiên khi phát hiện bé đang có dấu hiệu khó thở, ba mẹ cần đưa trẻ cách ly với các yếu tố nguy cơ gây dị ứng như: Phấn hoa, động vật cưng, mùi khói, hóa chất, môi trường ô nhiễm,… Và sử dụng các thuốc cắt cơn theo hướng dẫn của bác sỹ như sau:
Giữ cho trẻ ấm áp
Khi trẻ bị hen phế quản, mùa đông sẽ dễ dàng bị lạnh và nhiễm các bệnh đường hô hấp khác. Ba mẹ hãy giữ trẻ ấm bằng cách mặc quần áo ấm, đội mũ và hạn chế ra ngoài vào những ngày lạnh, gió to.
Cho trẻ uống đủ nước
Uống đủ nước là rất quan trọng khi chăm sóc trẻ bị hen phế quản. Nước giúp loại bỏ chất dịch và chất bẩn khỏi cơ thể, giúp cho đường hô hấp của trẻ luôn thông thoáng.
Sử dụng máy hút đàm
Khi trẻ bị hen phế quản và viêm nhiễm đường hô hấp trên, có thể có rất nhiều đàm đang bị ứ đọng khiến bé bị ho nặng hơn. Sử dụng máy hút đàm để làm sạch đường hô hấp của trẻ sẽ giúp bệnh nhanh khỏi và bé dễ chịu hơn
Đặt trẻ ở vị trí nghiêng
Khi trẻ bị hen phế quản, ba mẹ có thể đặt trẻ ở vị trí nghiêng để giúp thở dễ dàng hơn. Không nên đặt trẻ ở vị trí hoàn toàn nằm ngang, vì điều này có thể gây khó khăn khi thở và khiến bé ho nhiều về đêm hơn.
Giảm thiểu yếu tố dị ứng
Để giảm thiểu nguy cơ tái phát hen phế quản, ba mẹ cần bảo vệ trẻ khỏi những tác nhân kích thích như hút thuốc lá, bụi bẩn và phấn hoa. Hãy giữ cho không khí trong nhà sạch sẽ và thoáng mát bằng cách mở cửa sổ và sử dụng máy lọc không khí.
Vệ sinh nhà ở, môi trường sống
Giữ cho không khí trong nhà sạch sẽ, thay chăn, ga, gối 1 tuần 1 lần, vệ sinh điều hòa 3 tháng 1 lần. Hạn chế sử dụng những loại xịt tạo mùi như xịt ruồi muỗi, nước hoa, thảm lông… và không nuôi thú cưng có lông trong nhà.
Và một lưu ý đặc biệt quan trọng chính là luôn mang theo thuốc cắt cơn bên người trẻ để phòng ngừa mọi trường hợp dù bệnh đã được kiểm soát hay chưa.
Với kiến thức và kinh nghiệm đã chia sẻ ở trên mong rằng việc chăm sóc trẻ bị hen phế quản có thể trở nên dễ dàng hơn với ba mẹ. Nhớ đưa bé đến bác sĩ khám định kỳ và thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm nguy cơ trẻ bị hen phế quản nhé!
Xem thêm: