Tháng Mười 30, 2021

4379 Lượt xem 0 Bình luận

Đã bao giờ bỗng nhiên bạn cảm thấy choáng váng và chóng mặt bất thình lình mà không có dấu hiệu báo trước. Bạn không thể làm gì ngoài việc ngồi hoặc nằm yên một chỗ. Chóng mặt còn khiến bạn có cảm giác buồn nôn hoặc nôn. Điều này xảy ra có thể do nhiều yếu tố khác nhau, và bài viết của chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu 9 sự thật đáng ngạc nhiên về hiện tượng chóng mặt.

Nhiều người trong chúng ta tự đặt ra câu hỏi “Tại sao tôi lại chóng mặt?” khi bị ốm và thậm chí cả những lúc hoàn toàn khỏe mạnh. Có thể chóng mặt gây khó chịu cho bạn nhưng đây là hiện tượng khá phổ biến ở người lớn với nhiều mức độ từ khó chịu đến suy nhược nghiêm trọng.

Dưới đây là những nguyên nhân gây ra chóng mặt và cách chăm sóc sức khỏe dành cho bạn:

1. Hiện tượng chóng mặt do vấn đề từ trong tai

Điều này chắc sẽ khiến bạn ngạc nhiên bởi một trong những nguyên nhân phổ biến gây chóng mặt là chóng mặt tư thế kịch phát lành tính (BPPV). Tai trong của bạn chứa canxi và khi chúng trôi vào ống tai bạn sẽ khiến bạn có cảm giác quay cuồng trong thời gian ngắn. Để khắc phục bạn cần sự trợ giúp bằng vật lý trị liệu chứ không phải thuốc.

“Loại chóng mặt này chủ yếu ảnh hưởng đến người cao tuổi mặc dù ai cũng có thể gặp phải. Hầu hết các trường hợp chóng mặt không có lý do rõ ràng, nhưng BPPV có liên quan đến các chấn thương, đau nửa đầu, nhiễm trùng tai trong, tiểu đường, loãng xương. Sau khi điều trị, bệnh có thể tái phát sau 5 năm.

2. Mức vitamin B12 thấp có thể gây chóng mặt

Những vấn đề về thần kinh đôi khi xảy ra do sự thiếu hụt vitamin B12 bao gồm: mất thăng bằng, huyết áp thấp và giảm lưu lượng máu lên não. Đây là nguyên nhân gây chóng mặt dễ bị bỏ qua.
Nếu bạn đang bị chóng mặt, hãy đề nghị bác sĩ cho bạn làm 1 xét nghiệm đơn giản để kiểm tra nồng độ B12. nếu bạn thiếu loại vitamin này, hãy bổ sung nó bằng nguồn thực phẩm dồi dào như: sữa, ngũ cốc, thịt…

3. Chóng mặt có thể là một triệu chứng của bệnh tim

Nguyên nhân phổ biến và lành tính của chóng mặt là do bạn thay đổi tư thế đột ngột, chẳng hạn như đứng lên khỏi ghế hoặc giường. Tuy nhiên, chóng mặt có thể là dấu hiệu quả bệnh tim mạch như: van tim hở hoặc hẹp, rối loạn nhịp tim và xơ vữa động mạch vì các bệnh này làm giảm lưu lượng máu lên não.

4. Đau nửa đầu gây ra chóng mặt

Chóng mặt thường liên quan đến bệnh đau nửa đầu, có hoặc không cảm thấy đau đầu. Các triệu chứng của chóng mặt liên quan đến đau nửa đầu xảy ra nhiều khi nhạy cảm với chuyển động, ánh sáng và âm thanh.

5. Chóng mặt do lo lắng

Lo lắng là trạng thái của nhiều người, kể cả người trẻ lẫn người già. Và lo lắng cũng khiến bạn bị chóng mặt bởi bạn sẽ phải suy nghĩ nhiều, đầu óc căng thẳng. Lo lắng phản ánh sự rối loạn chức năng não và điều này có thể do di truyền.

So với những người không lo lắng, những người bị rối loạn lo âu dường như dễ bị chóng mặt nhiều hơn khi thị giác chuyển động. Có nghĩa là họ nhạy cảm một cách bất thường với kích thích thị giác vì khả năng chóng mặt của họ tăng lên khi quan sát đồ vật chuyển động hoặc vào một cửa hàng lớn sáng sủa.

Chóng mặt loại này phụ thuộc vào thị giác và ít người biết về sự phổ biến của nó.

6. Đi thuyền hoặc nằm dưới nước có thể gây chóng mặt

Chóng mặt khi đi thuyền hoặc nằm dưới nước được gọi là say sóng. Nó khá phổ biến khi bản trải nghiệm cảm giác bồng bềnh trên nước. Điều này cũng xảy ra khi bạn đi ô tô hay tàu hỏa và nó kéo dài trong nhiều năm. Thậm chí khi bạn thư giãn trên giường nước cũng có thể bị chóng mặt.

7. Hiện tượng chóng mặt do tác dụng phụ của thuốc

Có nhiều loại thuốc có thể khiến bạn bị chóng mặt đến mức bạn cần phải đổi thuốc. Ví dụ như liều cao của thuốc huyết áp có thể gây chóng mặt đối với người cao tuổi. Nếu có hiện tượng chóng mặt do dùng thuốc, bạn cần nói chuyện với bác sĩ để đổi thuốc hoặc giảm liều lượng để có kết quả tốt nhất.

8. Chóng mặt do chế độ ăn kiêng hoặc mất nước

Bạn có thể cảm thấy chóng mặt hoặc choáng váng ngay cả bạn mất nước nhẹ bởi mất nước khiến huyết áp giảm. Một số chế độ ăn kiêng cũng gây ra mất nước nhẹ (1-2% trọng lượng cơ thể) khiến bạn chóng mặt.

9. Một số nguyên nhân khác gây ra hiện tượng chóng mặt

Ngoài những nguyên nhân phổ biến được nêu trên, chóng mặt có thể xảy ra bởi một số nguyên nhân khác hoặc chúng có thể là triệu chứng của những căn bệnh nghiêm trọng hơn. Nếu bạn bị chóng mặt thường xuyên hoặc nghiêm trọng thì bạn cần tới gặp bác sĩ để được khám và loại trừ các vấn đề sức khỏe liên quan đến chóng mặt.

Mặc dù chưa đến 1% các cơn chóng mặt đe dọa đến tính mạng nhưng đó cũng có thể là triệu chứng cảnh báo đột quỵ hoặc u não. Tuy nhiên, với những căn bệnh này thì chóng mặt không phải là triệu chứng duy nhất bạn gặp phải.

Xem thêm: Triệu chứng và tiên lượng đột quỵ ở người cao tuổi

Chăm sóc bệnh nhân bị chóng mặt

Khi bị chóng mặt, tốt nhất bạn nên nằm nghỉ, nhắm mắt lại và giữ yên tư thế tránh nhìn về nhiều phía vì sẽ làm cho tình trạng nghiêm trọng hơn. Bạn không nên cố gắng đi lại vì nguy cơ té ngã rất cao. Cố gắng hít thở sâu và tập trung vào nhịp thở để tránh buồn nôn và bị nôn. Nếu bạn bị chóng mặt trong thời gian dài và muốn tắm gội thì bạn nên sử dụng dầu gội khô và tắm khô, điều này giúp bạn vừa sạch sẽ, sảng khoái mà vẫn đảm bảo an toàn. Tuy nhiên, trong lúc đang chóng mặt, bạn cần sự trợ giúp của người thân để vệ sinh cơ thể sạch sẽ. Tắm gội khô là giải pháp tình thế tối ưu dành cho những bệnh nhân không thể tắm gội bằng nước theo cách thông thường.

Bạn nên tới gặp bác sĩ nếu lần đầu tiên bị chóng mặt hoặc hiện tượng chóng mặt có điều khác biệt so với những lần khác để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *