Tháng Mười 11, 2021

4824 Lượt xem 0 Bình luận

Đột quỵ là tình trạng não bị tổn thương, phổ biến ở người cao tuổi, đa phần các trường hợp nhập viện đều trên 65 tuổi. Có nhiều bệnh nhân sống sót sau đột quỵ và có thể phục hồi chức năng độc lập theo thời gian ở các mức độ khác nhau. Số ít người có thể bị tàn tật nhẹ và đa phần bệnh nhân bị khuyết tật từ trung bình đến nặng. Khả năng hồi phục của bệnh nhân sau đột quỵ phụ thuộc rất lớn vào việc phát hiện đột quỵ sớm hay muộn. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu dấu hiệu và tiên lượng đột quỵ ở người cao tuổi.

Mặc dù đột quỵ có các dấu hiệu cảnh báo riêng, nhưng không phải từ rất sớm mà chỉ trước khi cơn đột quỵ diễn ra một lúc.

Triệu chứng đột quỵ ở người cao tuổi

  • Người bệnh cảm thấy tê ở mặt và tay chân, thường gặp nhất là ở một bên cơ thể.
  • Thị lực giảm đột ngột ở một hoặc hai mắt.
  • Đầu đau dữ dội.
  • Khó hoặc không thể giao tiếp với người khác.
  • không thể thực hiện các hoạt động phối hợp.

Những triệu chứng của đột quỵ ở người cao tuổi có thể là dấu hiệu đỏ. Nếu bạn gặp bất kỳ dấu hiệu nào hoặc bạn đang ở cùng một người có hành vi thay đổi như những dấu hiệu đã đề cập, hãy gọi cấp cứu ngay lập tức. Tốc độ xử lý rất quan trọng để giảm thiểu tổn thương não và mang lại kết quả phục hồi tích cực.

Sự khác nhau của các triệu chứng đột quỵ ở người cao tuổi là nam giới và nữ giới

Phụ nữ có các triệu chứng đột quỵ khác nhau tỷ lệ tử vong ở bệnh nhân nữ cũng cao hơn khi bị đột quỵ. 60% phụ nữ sẽ chết vì đột quỵ so với 40% nam giới. Dưới đây là các triệu chứng khác mà phụ nữ nên chú ý:

  • Bị nấc đột ngột.
  • Buồn nôn đột ngột.
  • Cơ thể suy nhược đột ngột.
  • Đau ngực đột ngột.
  • Khó thở đột ngột.
  • Đánh trống ngực đột ngột.

Cách đơn giản để ghi nhớ triệu chứng của đột quỵ là ghi nhớ từ viết tắt FAST:

  • F (ace) – Yêu cầu người bệnh cố gắng mỉm cười. Nếu một bên của khuôn mặt không cử động tốt như bên còn lại, đó là dấu hiệu của đột quỵ.
  • A (rms) – Yêu cầu người bệnh cố gắng nâng cả hai cánh tay của họ lên. Chú ý nếu một trong hai cánh tay của họ không di chuyển cao bằng cánh tay kia.
  • S (peech) – Yêu cầu người cao tuổi nói một câu mà họ có thể lặp lại. Kiểm tra xem họ có nói sót từ nào không.
  • T (ime) – Nếu bạn nhận thấy bất kỳ dấu hiệu cảnh báo đột quỵ nào trong số này, hãy nhanh chóng gọi cấp cứu để đảm bảo người thân của bạn được điều trị ngay lập tức.

Các loại đột quỵ ở người cao tuổi

Có nhiều loại đột quỵ và mỗi loại lại ảnh hưởng đến bệnh nhân theo những cách khác nhau.

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ

Quá trình thiếu máu cục bộ do hiện tượng đông máu cục bộ làm tắc nghẽn động mạch, ngăn không cho máu đến các cơ quan quan trọng. Nguyên nhân có thể do sự tích tụ chất béo và cholesterol trong mạch máu. Khi sự tích tụ này kéo dài trong một thời gian, cơ thể coi chúng như một loại chấn thương đối với các mạch máu và hình thành các cục máu đông để cố gắng “chữa lành” chúng. Khi những cục máu đông này vỡ ra và đọng lại tại một cơ quan quan trọng, đột quỵ có thể xảy ra. Có hai loại đột quỵ do thiếu máu cục bộ: do tắc mạch và do huyết khối.

  • Đột quỵ do tắc mạch do xuất hiện một cục máu đông trong cơ thể (thường là ở tim) và đi qua dòng máu đến não của chúng ta. Từ đó, cục máu đông có thể bị kẹt trong một mạch máu nhỏ và gây ra đột quỵ.
  • Huyết khối – Một cục máu đông hình thành trên mạch máu được gọi là huyết khối. Cũng là đột quỵ do máu đông nhưng trường hợp này tắc nghẽn động mạch ảnh hưởng đến dòng máu chảy tới não.
Đột quỵ xuất huyết

Đột quỵ xuất huyết là do mạch máu trong não bị vỡ đột ngột và dữ dội, được gọi là xuất huyết. Nguyên nhân chủ yếu do bệnh huyết áp cao và chứng phình động mạch (điểm yếu trên thành mạch máu). Phình mạch có thể hình thành trong vài năm và có thể không được phát hiện cho đến khi nó bị vỡ.

Tiên lượng cho người cao tuổi bị đột quỵ

Đột quỵ do thiếu máu cục bộ có tỷ lệ sống sót cao hơn nhiều so với đột quỵ do xuất huyết. Tuy nhiên, nếu sống sót thì tỷ lệ người cao tuổi bị đột quỵ do xuất huyết lại phục hồi lại các chức năng tốt hơn nhiều.

Nhìn chung, 25% nạn nhân đột quỵ có một số khuyết tật nhỏ và 40% còn lại bị khuyết tật từ trung bình đến nghiêm trọng. Những biến chứng này có thể ảnh hưởng đến các hoạt động hàng ngày như ăn uống, mặc quần áo, đi lại. Một biến chứng khác của đột quỵ là khả năng nói và tiếp nhận thông tin bị ảnh hưởng hay còn gọi là chứng mất ngôn ngữ.

11 Yếu tố được sử dụng để xác định tiên lượng lâu dài của nạn nhân đột quỵ là:
  • Ý thức
  • Thị lực
  • Tầm nhìn
  • Cử động mặt
  • Chức năng vận động của tay chân
  • Sự phối hợp của các bộ phận
  • Mất giác quan
  • Vấn đề ngôn ngữ
  • Khả năng nói / nói rõ ràng / tìm từ chính xác để diễn đạt ý nghĩ
  • Khả năng chú ý

Chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ

Sống sót sau một cơn đột quỵ sẽ là một sự thay đổi lớn trong cuộc đời. Để vượt qua thử thách này, cả bệnh nhân và người thân đều phải có kiến thức. Dưới đây là một số lời khuyên khi chăm sóc bệnh nhân sau đột quỵ.

  • Ăn uống lành mạnh và tập thể dục là một cách tuyệt vời để giúp tăng cường cơ thể.
  • Tránh uống rượu và hút thuốc lá vì chúng ảnh hưởng đến não và hệ thần kinh.
  • Ngoài ra bệnh nhân cần gặp các bác sĩ vật lý trị liệu nếu gặp khó khăn với các kỹ năng vận động, gặp nhà trị liệu ngôn ngữ để phục hồi cách nói chuyện, hoặc gặp các chuyên gia để học lại những kỹ năng đã mất.
  • Việc chăm sóc và điều trị liên tục tại nhà sau khi bị đột quỵ có thể giúp người thân của bạn phục hồi và sống một cuộc sống vui vẻ.

Xem thêm: Phục hồi sau đột quỵ bằng cách đi bộ hàng ngày

Lưu ý khi tắm gội cho người cao tuổi bị đột quỵ

Việc tắm gội vốn đã khó khăn với người cao tuổi, giờ càng trở nên phức tạp khi họ bị đột quỵ. Khả năng vận động và nhận thức của bệnh nhân đột quỵ bị ảnh hưởng lớn, việc tắm gội tại giường cho người bệnh là điều vô cùng cần thiết để giúp cơ thể họ sạch sẽ, phòng tránh sự phát triển của vi khuẩn có hại trên da.

Để đơn giản hóa công việc này, bạn có thể sử dụng tắm khô và dầu gội khô cho người già. Việc tắm gội không cần nước sẽ giảm thiểu vất vả và đau đớn cho người bệnh, đồng thời vẫn đảm bảo giữ vệ sinh hàng ngày cho họ. Bạn nên kết hợp tắm gội khô và tắm gội bằng nước cho người bệnh để có kết quả tốt nhất. Thông thường tắm gội khô được sử dụng hàng ngày và bệnh nhân sẽ được tắm theo cách thông thương 1 lần/tuần.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *