Tháng Tám 1, 2022

9646 Lượt xem 0 Bình luận

Chấn thương tủy sống là hiện tượng bất kỳ phần nào của tủy sống hoặc dây thần kinh ở cuối ống sống bị tổn thương và nó gây ảnh hưởng vĩnh viễn về sức mạnh, cảm giác của các bộ phận khác tại vị trí bên dưới khu vực bị chấn thương. Ảnh hưởng của chấn thương tủy sống khá lớn. Nếu không may bạn bị chấn thương tủy sống, cuộc sống của bạn sẽ bị ảnh hưởng về mọi mặt. Bạn không chỉ bị đau đớn về thể chất, gặp khó khăn trong các hoạt động hàng ngày mà còn bị sang chấn về tâm lý, tình cảm xã hội.

Chấn thương tủy sống hiện tại chưa thể chữa được, tuy nhiên các phương pháp điều trị và phục hồi chức năng đã giúp được phần nào cho cuộc sống của người bệnh một cách hiệu quả.

Triệu chứng của chấn thương tủy sống

Sau chấn thương tủy sống, khả năng kiểm soát và điều khiển tay chân của bạn sẽ phụ thuộc vào vị trí xảy ra chấn thương trên tủy sống và mức độ nghiêm trọng của chấn thương.

  • Chấn thương hoàn toàn: Nếu tất cả các giác quan và chức năng vận động của bạn đều không còn sau chấn thương tủy sống thì tổn thương này được gọi là hoàn toàn.
  • Chấn thương không hoàn toàn: Nếu một số chức năng cảm giác và vận động ở phía dưới vị trí chấn thương của tủy sống vẫn có thể hoạt động thì gọi là chấn thương không hoàn toàn.

Song song với đó là liệt do chấn thương tủy sống cũng được chia làm hai loại:

  • Liệt toàn thân: Đây còn gọi là liệt tứ chi khi tất cả cánh tay, bàn tay, thân mình, chân và các cơ quan vùng chậu đều bị ảnh hưởng do chấn thương tủy sống.
  • Liệt nửa người: là tình trạng tê liệt xảy ra tại một phần của chân, tay, thân và vùng xương chậu do chấn thương tủy sống.

Để xác định mức độ tổn thương, các bác sĩ sẽ thực hiện một loạt các xét nghiệm cùng với việc theo dõi các triệu chứng của bệnh nhân như:

  • Khả năng cử động của các bộ phận cơ thể.
  • Mức độ cảm giác như cảm thấy nóng, lạnh, xúc giác.
  • Khả năng kiểm soát ruột hoặc bàng quang.
  • Các hoạt động phản xạ quá mức hoặc co thắt.
  • Khả năng tình dục, sự nhạy cảm về sinh lý và khả năng sinh sản.
  • Cảm giác đau đớn hay châm chích dữ dội do tổn thương tủy sống.
  • Khả năng hô hấp.

Các dấu hiệu và triệu chứng khẩn cấp

Sau tai nạn, bạn cần để ý các dấu hiệu khẩn cấp của chấn thương tủy sống như:

  • Đau đớn quá mức hoặc cảm thấy nặng nề ở cổ, đầu, lưng.
  • Cơ yếu và tê liệt, không thể phối hợp ở bất kỳ bộ phận nào của cơ thể.
  • Bàn tay, bàn chân, ngón tay, ngón chân bị tê, ngứa ran và mất cảm giác.
  • Bàng quang và ruột bị mất cảm giác.
  • Khó có thể giữ thăng bằng và đi bộ.
  • Suy giảm hô hấp sau chấn thương tủy sống.
  • Cổ hoặc lưng bị sai vị trí.

Khi nào bạn cần đến gặp bác sĩ

Bất kể ai bị chấn thương nặng ở đầu, cổ đều cần được đưa tới bệnh viện cấp cứu ngay lập tức để kiểm tra xem có bị chấn thương cột sống hay không. Trên thực tế, an toàn nhất là đề phòng bệnh nhân bị chấn thương cột sống và có biện pháp xử lý phù hợp vì:

  • Không phải lúc nào các dấu hiệu chấn thương cột sống cũng rõ ràng và không được biết trước cho đến khi chấn thương khác xảy ra.
  • Cơ thể tê hoặc liệt có thể xảy ra ngay lập tức hoặc từ từ.
  • Việc điều trị diễn ra nhanh chậm có ảnh hưởng lớn đến mức độ nghiêm trọng của các biến chứng cũng như khả năng phục hồi dự kiến.

Xử trí y tế cần làm khi nghi ngờ ai đó bị chấn thương cột sống

Khi bạn nghi ngờ ai đó bị chấn thương cột sống, cần đảm bảo làm theo các bước sau:

  • Không di chuyển bệnh nhân vì có thể khiến họ bị liệt vĩnh viễn và kèm theo các biến chứng nghiêm trọng khác.
  • Gọi cấp cứu và số hỗ trợ y tế khẩn cấp tại địa phương.
  • Giữ yên bệnh nhân.
  • Đặt khăn nặng ở hai bên cổ hoặc cố định đầu và cổ cho đến khi được trợ giúp từ nhân viên y tế.
  • Sơ cứu cơ bản như: cầm máu…nhưng không làm dịch chuyển đầu và cổ.

Nguyên nhân của chấn thương tủy sống

Chấn thương tủy sống có thể do nhiều nguyên nhân như: tổn thương đốt sống, dây chằng, thoát vị đĩa đệm hoặc do chính bản thân tủy sống bị tổn thương.

Bạn có thể bị chấn thương tủy sống từ một cú va đập mạnh như cú đánh, cú ngã, bị đè nén hoặc tệ hơn là vết thương do súng, dao đâm làm tổn thương tủy sống của bạn.

Tổn thương tủy sống cũng có thể do các tổn thương khác xảy ra trong nhiều ngày, nhiều tuần gây chảy máu, sưng, viêm xung quanh tủy sống.

Một số nguyên nhân khác không do chấn thương có thể là: viêm khớp, ung thư, nhiễm trùng, thoái hóa đĩa đệm cột sống cũng gây tổn thương cho tủy sống.

Bộ não và hệ thống thần kinh trung ương của bạn

Não và tủy sống thuộc hệ thống thần kinh trung ương. Tủy sống được cấu tạo từ các mô mềm và được bao quanh bằng xương tạo thành đốt sống. Các đốt sống xếp dài với nhau từ đáy não – nơi chứa các tế bào thần kinh và dây thần kinh đi đến các bộ phận khác nhau của cơ thể bạn.

Các vùng trong tủy sống của bạn mang thông điệp giữa não và phần còn lại của cơ thể. Các đường vận động mang tín hiệu từ não của bạn để kiểm soát chuyển động của cơ. Các vùng cảm giác mang tín hiệu từ các bộ phận cơ thể đến não của bạn liên quan đến nhiệt, lạnh, áp suất, đau và vị trí của các chi của bạn.

Tổn thương các sợi thần kinh

Tổn thương tủy sống dù với nguyên nhân nào cũng làm ảnh hưởng đến các sợi thần kinh đi qua vị trí chấn thương và làm giảm một phần hoặc tất cả các cơ và dây thần kinh bên dưới vị trí chấn thương.

Ví dụ: Nếu bạn bị chấn thương ngực hoặc phần thắt lưng có thể sẽ ảnh hưởng đến chân và các bộ phận phía dưới như ruột, bàng quang, khả năng tình dục. Còn nếu bạn bị chấn thương phần cổ, cánh tay và khả năng thở của bạn cùng với những bộ phận tương tự như chấn thương ngực.

Nguyên nhân phổ biến của chấn thương tủy sống

Một số nguyên nhân phổ biến gây ra chấn thương tủy sống mà bạn có thể gặp:

  • Tai nạn đường bộ: chủ yếu là tai nạn xe máy, ô tô. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây chấn thương tủy sống.
  • Ngã: chủ yếu xảy ra chấn thương tủy sống do ngã ở người cao tuổi, trên 65 tuổi.
  • Bị tấn công: những hành động bạo lực với các vũ khí sát thương như dao, súng cũng là nguyên nhân gây ra chấn thương tủy sống.
  • Thể thao: các hoạt động thể thao mạo hiểm cũng có thể gây ra chấn thương tủy sống.
  • Bệnh mãn tính: ung thư, viêm khớp, viêm tủy sống.

Yếu tố nguy cơ gây chấn thương tủy sống

Chấn thương tủy sống thường là hậu quả của tai nạn và có thể xảy ra với bất kỳ ai, bất kể lúc nào. Tuy nhiên, ngoài tai nạn vẫn còn một số yếu tố khác khiến bạn có thể khiến bạn có nguy cơ cao hơn như:

  • Nam giới: Nam giới bị chấn thương tủy sống với tỷ lệ cao hơn nữ giới.
  • Độ tuổi 16 – 30: đa phần các ca chấn thương tủy sống xảy ra ở độ tuổi này.
  • Từ 65 tuổi trở lên: Người cao tuổi thường bị té ngã dẫn đến chấn thương tủy sống.
  • Sử dụng rượu: Uống rượu không làm chủ bản thân dẫn đến tai nạn.
  • Tham gia các hoạt động nguy hiểm: chơi thể thao mạo hiểm không trang bị bảo hộ an toàn.
  • Những người mắc bệnh về xương, khớp.

Các biến chứng do ảnh hưởng của chấn thương tủy sống

Sau khi tủy sống bị chấn thương, bạn sẽ bị sốc đối với những thay đổi trong hoạt động của cơ thể. Tuy nhiên, các bác sĩ phục hồi chức năng sẽ giúp bạn giải quyết các thay đổi này bằng một số thiết bị và sự hỗ trợ của hộ lý, y tá để nâng cao chất lượng cuộc sống và sự độc lập của bạn. Những bộ phận cơ thể bị ảnh hưởng như:

Bàng quang

Bàng quang của bạn vẫn lưu trữ nước tiểu nhưng nếu não không thể kiểm soát được bàng quang để bạn có thể đi tiểu thì sẽ dẫn đến nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng thận, sỏi thận. Và lúc này bạn sẽ cần học cách đi tiểu.

Kiểm soát ruột

Mặc dù dạ dày và ruột của bạn vẫn hoạt động như trước khi bạn bị chấn thương tủy sống nhưng khả năng kiểm soát nhu động ruột có thể bị thay đổi và bạn cần ăn một chế độ giàu chất xơ để điều chỉnh đường ruột và học cách kiểm soát đường ruột.

Tổn thương do áp lực cơ thể

Trong một số trường hợp, bạn có thể mất cảm giác trên da, da không thể gửi thông điểm tới não khi bị tổn thương do áp lực cơ thể. Chính vì thế mà khi bạn nằm lâu một chỗ, da có thể bị lở loét. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ của người chăm sóc, họ sẽ giúp bạn thay đổi tư thế thường xuyên để ngăn ngừa các vết loét.

Hệ tuần hoàn bị rối loạn

Chấn thương tủy sống có thể khiến hệ tuần hoàn bị rối loạn, làm giảm hoặc tăng huyết áp, chân bị viêm, huyết khối tĩnh mạch sâu, thuyên tắc phổi và hiện tượng huyết áp cao có thể đe dọa tính mạng.

Hệ hô hấp.

Nếu cơ bụng và ngực bị ảnh hưởng, bạn có thể bị khó thở và ho, nguy cơ cao bị viêm phổi.

Mật độ xương

Nguy cơ bị gãy xương dưới khu vực bị chấn thương và nguy cơ loãng xương sẽ tăng lên.

Sau chấn thương tủy sống, nguy cơ loãng xương và gãy xương dưới mức chấn thương sẽ tăng lên.

Trương lực cơ

Sau chấn thương tủy sống, có thể cơ bạn sẽ bị yếu không thể cử động hoặc cũng có thể bị co giật không kiểm soát được.

Sụt cân và teo cơ

Sau khi bị chấn thương, khả năng vận động hạn chế dẫn đến lười vận động khiến bạn có nguy cơ bị teo cơ. Bạn cần có chế độ dinh dưỡng đảm bảo và chương trình tập luyện phù hợp.

Sức khỏe tình dục

Chấn thương tủy sống ảnh hưởng đến quá trình cương cứng và xuất tinh của nữ giới cũng như quá trình bôi trơn của phụ nữ.

Đau đớn

Chấn thương không hoàn toàn có thể khiến một số người bị đau dây thần kinh, đau cơ, đau khớp…

Trầm cảm

Chấn thương tủy sống thật sự là một tổn thương sức khỏe nghiêm trọng, và nó thay đổi hoàn toàn cuộc sống của bạn. Đó là lý do người bệnh thường buồn chán, tự tin và trầm cảm.

Phòng ngừa

Để phòng ngừa chấn thương tủy sống, chúng ta cần tránh những yếu tố nguy cơ như:

  • Lái xe cẩn thận, an toàn. Luôn đội mũ bảo hiểm khi đi xe máy và thắt dây an toàn khi đi ô tô. Đối với trẻ em, cần sử dụng ghế an toàn dành riêng cho từng lứa tuổi, trẻ dưới 12 tuổi phải luôn ngồi ở ghế sau để khỏi bị thương do túi khí.
  • Ngăn ngừa té ngã ở người cao tuổi: cần trang bị các thiết bị an toàn cho người cao tuổi hoặc khả năng vận động bị hạn chế như: tay vịn cầu thang, tay vịn trong nhà tắm, thảm chống trượt trong nhà tắm.
  • Mặc những bộ đồ phòng hộ khi chơi thể thao, hạn chế dùng đầu.
  • Không uống rượu hoặc dùng chất kích thích khi lái xe.

Vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân bị chấn thương tủy sống

Bệnh nhân bị ảnh hưởng bởi chấn thương tủy sống gần như không thể tự mình vệ sinh cá nhân. Bạn cần có sự trợ giúp của người chăm sóc. Tuy nhiên việc tắm gội cho bệnh nhân tại giường là điều hết sức khó khăn, vất vả và gặp nhiều trở ngại. Chính vì thế, việc sử dụng xen kẽ phương pháp tắm gội khô cho người bệnh là điều cần thiết.

Sự ra đời của sữa tắm khôdầu gội đầu khô trong chăm sóc bệnh nhân nằm một chỗ nói chung và bệnh nhân bị chấn thương tủy sống nói riêng được coi là một bước tiến vĩ đại, một bước ngoặt trong công việc chăm sóc bệnh nhân của y tá, hộ lý và những người chăm sóc chuyên nghiệp.

Nhờ có tắm gội khô, bệnh nhân được làm sạch cơ thể thường xuyên hơn, tránh bị lở loét và viêm nhiễm do sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại trên da.

Tắm gội khô cũng giúp người chăm sóc bớt vất vả khi vệ sinh cá nhân cho bệnh nhân, số lần tắm gội bằng nước sẽ ít hơn, có nhiều thời gian trò chuyện và chăm sóc người bệnh.

Bệnh nhân được vệ sinh sạch sẽ bằng tắm gội khô cũng bớt đau đớn hơn trong khi tắm.

Xem thêm: Thoái hóa đốt sống thắt lưng là gì?

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *