Tháng Năm 16, 2022

5556 Lượt xem 0 Bình luận

Thoái hóa cột sống thắt lưng là gì mà khiến bạn cảm thấy đau đớn đến vậy?

Đây là tình trạng một đốt sống trượt ra khỏi vị trí xương bên dưới của nó. Đa phần thoái hóa cột sống thắt lưng xảy ra khi khớp, dây chằng ở cột sống bị lão hóa và suy yếu đến mức không giữ được các đốt sống thẳng hàng.

Không chỉ người cao tuổi, rất nhiều thanh thiếu niên cũng gặp phải các triệu chứng thoái hóa cột sống thắt lưng trong quá trình dậy thì, bởi lúc này họ đang tăng trưởng rất nhanh. Tình trạng này nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra bệnh đau thắt lưng mãn tính hoặc biến dạng cột sống.

Các loại thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

Có nhiều loại thoái hóa cột sống thắt lưng nhưng những loại thoái hóa cột sống thắt lưng chúng ta thường gặp là gì?

Có 3 loại thoái hóa đốt sống phổ biến:

  • Thoái hóa cột sống thắt lưng bẩm sinh: đây là hiện tượng xương không hình thành đúng như bình thường trong quá trình thai nhi phát triển.
  • Thoái hóa cột sống thắt lưng do chấn thương: là tình trạng thoái hóa đốt sống do chấn thương dẫn đến gãy xương ở cột sống, khu vực thắt lưng khiến xương bị suy yếu.
  • Thoái hóa cột sống thắt lưng do lão hóa: khi chúng ta già đi, các khớp cũng già theo và bị mất nước trở nên khô hơn, cản trở sự chuyển động của các đốt sống. Đây là loại thoái hóa đốt sống phổ biến vì chúng xuất hiện cùng với sự thay đổi tuổi tác, thường gặp ở những người trên 40 tuổi.

Nguyên nhân của thoái hóa cột sống thắt lưng là gì?

Có nhiều nguyên nhân có thể khiến bạn bị thoái hóa cột sống thắt lưng như:

  • Khớp, dây chằng hoặc xương của bạn bị chấn thương do va chạm hoặc ngã, vận động sai tư thế.
  • Khớp bị viêm hoặc nhiễm trùng dẫn đến tổn thương.
  • Vận động quá sức dẫn đến gãy xương.
  • Thoái hóa cột sống thắt lưng do bẩm sinh

Các yếu tố nguy cơ đối với thoái hóa cột sống thắt lưng

Ai cũng có thể bị thoái hóa cột sống thắt lưng, tuy nhiên một số người trong các trường hợp dưới đây sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh hơn:

  • Di truyền: nếu gia đình bạn có tiền sử với các vấn đề về xương khớp, cột sống, đau lưng thì bạn có nhiều khả năng bị thoái hóa cột sống thắt lưng.
  • Tập thể thao: bất kỳ hoạt động thể chất hoặc môn thể thao nào cũng có thể khiến bạn bị chấn thương dẫn đến căng vùng lưng dưới. Nếu chấn thương lặp đi lặp lại nhiều sẽ làm tăng nguy cơ phát triển thoái hóa cột sống thắt lưng.

Triệu chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng

Không phải ai cũng gặp triệu chứng của thoái hóa cột sống thắt lưng nên nhiều khi họ không biết cột sống của mình đang có vấn đề. Cho đến khi bạn nhận thấy triệu chứng của thoái hóa đốt sống lưng thì bệnh cũng bắt đầu phát triển nặng hơn. Các triệu chứng phổ biến nhất như:

  • Cảm giác đau thắt lưng, giống như căng cơ.
  • Đau mông.
  • Đau chân.
  • Cảm giác căng gân ở kheo chân.
  • Đôi khi tê hoặc ngứa ran ở chân.
  • Một số trường hợp mất kiểm soát bàng quang.

Chẩn đoán thoái hóa cột sống thắt lưng

Để chẩn đoán chính xác thoái hóa cột sống thắt lưng, bác sĩ sẽ sử dụng các kết quả chẩn đoán hình ảnh như: x-quang, CT, cộng hưởng từ (MRI)…Tuy nhiên, hình ảnh qua X-quang cũng đã giúp bác sĩ nhìn thấy đốt sống có bị trượt ra khỏi vị trí của nó so với các đốt sống khác hay không.

Thoái hóa cột sống thắt lưng có 5 mức độ nghiêm trọng:

  • Cấp độ 1: lệch dưới 25%.
  • Cấp độ 2: lệch từ 25-50%.
  • Cấp độ 3: lệch từ 51-75%.
  • Cấp độ 4: lệch từ 75-99%.
  • Cấp độ 5: lệch hoàn toàn.

Điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng

Đa phần bệnh nhân thoái hóa cột sống thắt lưng sẽ được điều trị bằng các biện pháp không xâm lấn (thuốc, vật lý trị liệu) với mục đích duy trì khả năng vận động, giảm đau nhức. Trong trường hợp tình trạng thoái hóa đốt sống không được cải thiện, bạn vẫn đau đớn và không vận động được thì có thể bác sĩ sẽ can thiệp bằng phẫu thuật. Tuy nhiên, phương pháp điều trị thoái hóa đốt sống là gì còn tùy thuộc vào các triệu chứng của bạn.

Dưới đây là một số phương pháp điều trị thoái hóa cột sống thắt lưng:
  • Hạn chế hoạt động nặng: bạn cần tránh những vận động có thể khiến các đốt sống bị tổn thương cho đến khi chúng được lành lại. Ngay cả những bài tập thể thao cũng tuyệt đối không.
  • Thuốc: bác sĩ sẽ kê cho bạn các loại thuốc chống viêm, giảm đau không chứa steroid.
  • Vật lý trị liệu: đây là phương pháp được sử dụng nhiều và đem lại hiệu quả lâu dài cho cột sống của bạn. Các bài tập vật lý trị liệu và bài tập giãn cơ có thể giúp tăng cường sức mạnh của cột sống giúp tăng khả năng vận động của bạn.
  • Tiêm ngoài màng cứng: khi uống thuốc không hiệu quả, bác sĩ có thể sẽ tiến hành tiêm ngoài màng cứng để giúp giảm các triệu chứng ngứa, tê và đau ở cột sống khu vực dưới thắt lưng.
  • Nẹp: đây là biện pháp để giúp kéo các đốt sống bị trượt trở về vị trí ban đầu và thúc đẩy quá trình phục hồi cột sống.
  • Phẫu thuật: đây là phương pháp cuối cùng khi các phương pháp điều trị khác không hiệu quả, bạn vẫn gặp phải những cơn đau dữ dội thì phẫu thuật có thể giúp bạn giảm đau. Tuy nhiên, phẫu thuật luôn có tỷ lệ rủi ro nhất định.

Một số loại phẫu thuật có thể được thực hiện như:
  • Phẫu thuật giảm áp lực lên tủy sống hoặc dây thần kinh để làm giảm triệu chứng.
  • Phẫu thuật hợp nhất cột sống để giúp cố định các xương cột sống với nhau, làm cho chúng không thể di chuyển.
  • Phẫu thuật loại bỏ các đốt sống bị trượt khỏi vị trí của nó để giảm đau đớn cho bạn. Đôi khi loại hình phẫu thuật này được thực hiện kết hợp với phẫu thuật hợp nhất cột sống.
  • Sau khi phẫu thuật, bác sĩ có thể sẽ đề nghị nẹp lưng cho đến khi khu vực này lành lại và vật lý trị liệu để tăng cường cơ ở khu vực bị ảnh hưởng.
Chăm sóc bệnh nhân sau phẫu thuật cột sống

Trong trường hợp bạn trải qua cuộc phẫu thuật cột sống, bạn cần có chế độ chăm sóc đúng cách để có thể phục hồi nhanh chóng cũng như sinh hoạt được thuận tiện. Dưới đây là một số lưu ý sau khi phẫu thuật cột sống:

  • Đảm bảo dinh dưỡng: đồ ăn nhuận tràng, nhiều protein, bổ sung nước đầy đủ..
  • Chuẩn bị sẵn thuốc giảm đau khi cần thiết.
  • Chuẩn bị một số thiết bị hỗ trợ sinh hoạt hàng ngày như: gậy tập đi, khung tập đi, ghế tắm, ghế tựa, sữa tắm khô, dầu gội đầu khô…
  • Lên kế hoạch với các chuyên gia vật lý trị liệu để thực hiện các bài tập phục hồi chức năng của lưng và cột sống.

Xem thêm: Hướng dẫn tắm cho bệnh nhân đau lưng

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *