Tháng Hai 16, 2023

5895 Lượt xem 0 Bình luận

Người mắc bệnh tiểu đường có nguy cơ cao gặp phải các vấn đề về da, chính vì thế việc chăm sóc da cho bệnh nhân tiểu đường là một trong những việc quan trọng cần được quan tâm. Dưới đây là một số biện pháp mà các bác sĩ da liễu khuyên dùng để giúp bệnh nhân tiểu đường có làn da khỏe mạnh.

Bạn có thể ngăn ngừa những vấn đề khó chịu trên da bằng cách quan sát và chăm sóc làn da của mình bởi căn bệnh tiểu đường sẽ làm cho da bạn khô và ngứa. Các vết nứt nẻ khó lành, thường có xu hướng tổn thương sâu và chảy máu. Làn da của bệnh nhân tiểu đường dễ bị dị ứng, kích ứng và lâu lành hơn bình thường.

Mẹo chăm sóc da cho bệnh nhân tiểu đường được bác sĩ khuyến nghị

Dưỡng ẩm da thường xuyên

Không chỉ có bệnh nhân tiểu đường, chúng ta ai cũng cần dưỡng ẩm da thường xuyên, đặc biệt là sau khi tắm để khóa ẩm và giữ nước cho da. Tuy nhiên, bệnh nhân tiểu đường bắt buộc phải dưỡng ẩm để phòng tránh biến chứng nguy hiểm về da do bệnh tiểu đường.

Khi bạn bị bệnh tiểu đường, mức đường huyết tăng sẽ khiến cơ thể mất nước và làm cho da khô hơn. Làn da khô nứt nẻ sẽ dễ bị loét, trở thành kẻ hở để vi khuẩn xâm nhập, đồng thời vết thương hở của bệnh nhân tiểu đường khó lành hơn người bình thường. Chính vì thế, cùng với việc kiểm soát đường huyết và thay đổi lối sống lành mạnh, hạn chế căng thẳng, bạn cần phải thoa kem dưỡng ẩm mỗi ngày sau khi tắm.

Chăm sóc da đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa biến chứng về da do tiểu đường.

Để việc dưỡng ẩm có kết quả tốt nhất, bạn có thể làm theo hướng dẫn mà các bác sĩ da liễu khuyến nghị:

  • Bệnh nhân tiểu đường nên sử dụng thuốc mỡ để dưỡng ẩm thay cho kem dưỡng da vì ngoài việc cấp ẩm, thuốc mỡ còn giúp chữa lành làn da bị khô nứt.
  • Nên lựa chọn thuốc mỡ hoặc kem bôi không có mùi hương hóa học tổng hợp vì chúng sẽ khiến da bạn càng thêm tồi tệ.
  • Thoa ngay kem hoặc thuốc mỡ khi da còn ẩm để khóa ẩm và thoa khi da khô ngừa để khắc phục tổn thương.
  • Luôn mang kem dưỡng ẩm để thoa bất kể khi nào bạn rửa tay. Nước và xà phòng sẽ khiến da bạn bị khô.
Trị gót chân khô nứt nẻ

Gót chân khô nứt nẻ rất dễ bị nhiễm trùng và khó lành lại khiến cho tình trạng thêm nghiêm trọng. Nếu bạn bị khô gót chân thì hãy thoa kem chứa ure theo chỉ dẫn của bác sĩ trước khi đi ngủ cho đến khi khỏi bệnh..

3. Sử dụng chất tẩy nhẹ

Các chất tẩy mạnh chứa xà phòng luôn là thủ phạm khiến da của chúng ta bị khô. Bạn nên cân nhắc lựa chọn sữa tắm, dầu gội dịu nhẹ. Tốt nhất bạn nên dùng dầu gội thảo dược và sữa tắm thảo dược từ thiên nhiên, chúng sẽ làm dịu da và dưỡng ẩm da tốt hơn. Các loại thảo dược còn có thể giúp loại bỏ và phòng tránh các bệnh về da khác, giúp ngăn ngừa biến chứng về da do tiểu đường.

4. Không tắm bằng nước nóng

Bạn chỉ nên dùng nước ấm để tắm khi trời lạnh chứ đừng để nước quá nóng vì nhiệt độ cao sẽ làm mất đi độ ẩm cần thiết của da, khiến da bạn khô hơn, nứt nẻ và gây ngứa ngáy khó chịu.

5. Lau khô người sau khi tắm

Bệnh nhân tiểu đường cần đặc biệt chú ý lau khô người một cách nhẹ nhàng sau khi tắm, lưu ý các nếp gấp trên da để tránh nước đọng lại các kẽ chân, kẽ tay, nách, cổ…Việc chà xát mạnh cũng như để da ẩm ướt đều có thể khiến da bạn bị nhiễm trùng, nhiễm nấm rất nguy hiểm.

6. Kiểm tra đôi bàn chân hàng ngày

Có lẽ điều cần chú ý nhất về da của bệnh nhân tiểu đường chính là kiểm tra đôi bàn chân thường xuyên để phát hiện các vết phát ban, lở loét, da bị bào mòn hoặc các vấn đề nào khác không. Bởi chân bạn sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng cao hơn các khu vực ở vị trí phía trên.

Một vết phát ban nhỏ ở chân có thể không quá đáng ngại nhưng với bệnh nhân tiểu đường thì khác, chúng có thể bị vỡ ra và tạo thành các vết nứt sâu gây nhiễm trùng dẫn đến hoại tử. Bạn cần nhớ: bệnh nhân tiểu đường dễ bị nhiễm trùng và khó lành vết thương hơn những người có hệ thống nội tiết khỏe mạnh.

7. Phát hiện kịp thời nhiễm trùng da móng hoặc móng tay

Nếu bạn bị nhiễm trùng da quanh móng tay hoặc khu vực móng tay thì cần tới gặp bác sĩ bởi vết thương hở này sẽ tiến triển và nhanh chóng trở nên nghiêm trọng.

Thường xuyên quan sát móng tay và đến cơ sở y tế nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu dưới đây:

  • Vùng da quanh móng bị sưng và đổi màu.
  • Bạn có thể bị đau nhiều hoặc đau ít.
  • Vết thương có thể xuất hiện mủ hoặc dịch.
  • Lớp da chuyển sang màu vàng như mật ong.
  • Dưới móng tay, móng chân có dịch hoặc móng bị dày lên.
8. Điều trị sớm tất cả các vết thương hở

Khi bạn bị tiểu đường, tất cả các vết thương hở dù nhỏ cũng đều trở nên nguy hiểm. Chính vì thế bạn cần phải điều trị nhanh chóng các vết xước, vết đứt tay, vết nứt nẻ ngay lập tức. Nên rửa bằng xà phòng và bôi thuốc sát trùng. Bạn có thể cần bôi thêm thuốc mỡ kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ. Luôn băng vết thương để tránh nhiễm khuẩn và nhớ thay băng bôi thuốc mỗi ngày. Nếu vết thương tồi tệ hơn dù đã được điều trị, bạn cần tới cơ sở y tế ngay lập tức.

9. Thường xuyên cắt móng chân

Móng chân dài sẽ dễ gây tổn thương cho da của bạn, đặc biệt khi chúng bị xước và gãy, thậm chí bật móng chân. Điều này rất nguy hiểm vì phần dưới móng chân sẽ dễ dàng bị nhiễm trùng. Đó là lý do bạn nên cắt móng chân thường xuyên, cắt vừa đủ. Cắt móng chân sát quá cũng làm da bị tổn thương và tăng khả năng nhiễm trùng.

Chăm sóc da cho bệnh nhân tiểu đường là điều cần thiết

Thực hiện theo những cách chăm sóc da cơ bản này có thể giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và ngăn ngừa tình trạng nghiêm trọng hoặc đe dọa đến tính mạng. Điều quan trọng là bạn cần chú ý quan sát và kiểm soát những thay đổi trên làn da của mình khi bị tiểu đường.

Bài viết liên quan: Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ của bệnh tiểu đường

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *