Tháng Sáu 30, 2023

3621 Lượt xem 0 Bình luận

Viêm loét dạ dày tá tràng là một bệnh lý thường gặp ở đường tiêu hóa, gây ra các triệu chứng khó chịu. Bệnh có thể được điều trị bằng các loại thuốc do bác sĩ kê đơn. Nhưng ngoài ra còn có một số biện pháp hỗ trợ điều trị giảm triệu chứng và nhanh lành vết loét. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn những cách trị viêm loét dạ dày tá tràng tại nhà đơn giản mà hiệu quả.

Thiết kế một chế độ ăn uống phù hợp và khoa học

Người bệnh cần ăn uống đúng giờ, đúng bữa, không bỏ bữa, không ăn quá khuya. Lưu ý trong quá trình ăn thì phải ăn nhẹ, nhai kỹ, tránh ăn quá no hoặc đói quá lâu.

Khẩu phần ăn hạn chế hoặc tránh các thức ăn cay nóng, chiên xào, mặn, chua, có chứa nhiều gia vị và chất bảo quản. Đặc biệt tuyệt đối tránh các đồ uống có gas, caffeine, rượu bia và thuốc lá.

Chế độ ăn rất quan trọng với người bị viêm loét dạ dày

Chế độ ăn rất quan trọng với người bị viêm loét dạ dày

Đưa vào chế độ ăn các thức ăn giàu vitamin A, C, E và selen như rau xanh, trái cây tươi, hạt giống và hạnh nhân. Các chất này có tác dụng kháng oxy hóa và bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Bệnh nhân nên sử dụng thêm các thực phẩm có chứa probiotic như sữa chua hoặc phô mai. Probiotic là các vi sinh vật có lợi cho hệ tiêu hóa và giúp ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn HP.

Xây dựng một lối sống lành mạnh, phù hợp với tình trạng bệnh

Do stress có khả năng gây tăng tiết axit dạ dày và kích ứng niêm mạc nên làm trầm trọng tình trạng bệnh. Vì vậy, người bệnh phải kiểm soát stress và căng thẳng. Có thể bằng cách tập thể dục, thiền định, nghe nhạc hoặc làm những việc mình yêu thích. Giảm stress được coi là cách trị viêm loét dạ dày tá tràng tại nhà hiệu quả nhưng ít người thực hiện được.

Lối sống khoa học giúp loại bỏ nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh

Lối sống khoa học giúp loại bỏ nguyên nhân và yếu tố nguy cơ gây bệnh

Bệnh nhân cần tuân thủ nguyên tắc ngủ đủ giấc và đi ngủ sớm. Giấc ngủ giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi chức năng tiêu hóa. Tránh vừa ăn xong ngủ liền vì có thể gây trào ngược axit và làm tổn thương niêm mạc dạ dày.

Hạn chế hoặc ngưng sử dụng các thuốc giảm đau, kháng viêm hoặc kháng sinh khi không cần thiết. Các thuốc này có thể làm mất cân bằng độ axit trong dạ dày và gây loét. Nếu phải sử dụng, nên uống thuốc chung với bữa ăn hoặc theo chỉ định của bác sĩ.

Sử dụng các loại dược liệu để hỗ trợ điều trị viêm loét loét dạ dày tá tràng tại nhà

Có nhiều loại dược liệu tốt cho dạ dày, như lá nguyệt quế, cam thảo, chè dây, tinh dầu cỏ xạ hương, berberin,…

  • Chè dây: Chè dây có tác dụng giúp giảm đau, giảm viêm, chữa lành vết loét dạ dày và diệt khuẩn HP.
  • Cam thảo: Cam thảo là một phương thuốc trong y học cổ truyền được dùng để chữa viêm loét dạ dày. Cam thảo có chất glycyrrhizin giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày và làm giảm độ axit trong dạ dày.
  • Lá nguyệt quế: Lá nguyệt quế có chất eugenol có tác dụng kháng viêm, giảm co thắt cơ bắp và làm ấm dạ dày.

Hiện nay, trên thị trường đã có những sản phẩm từ thảo dược được bào chế sẵn dưới dạng dễ sử dụng. Ví dụ như gói uống dạ dày thảo dược OCAM của công ty dược phẩm DKPharma. Sản phẩm có chứa nhiều dược liệu tốt cho dạ dày như: cam thảo, chè dây, ô tặc cốt,… Nhờ đó giúp giảm acid dịch vị, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày. Đồng thời hỗ trợ làm giảm các triệu chứng viêm loét dạ dày – tá tràng.

Sản phẩm có nguồn gốc thảo dược hỗ trợ điều trị viêm dạ dày tá tràng tại nhà hiệu quả

Sản phẩm có nguồn gốc thảo dược hỗ trợ điều trị viêm dạ dày tá tràng tại nhà hiệu quả

Xem thêm:

Sử dụng các thuốc tân dược theo đơn của bác sĩ

Tuy nhiên, thuốc tân dược vẫn là biện pháp điều trị chính. Các loại thuốc có thể xuất hiện trong đơn của bệnh nhân như là:

  • Thuốc kháng acid: là những thuốc có tác dụng trung hòa acid trong dịch vị. Do đó có tác dụng nhanh nhưng ngắn, chỉ là thuốc điều trị triệu chứng, cắt cơn đau. Thuốc thường dùng nhất là các chế phẩm chứa nhôm và magnesi.
  • Thuốc kháng histamin H2: là nhóm thuốc có tác dụng ức chế bài tiết acid và pepsin của tế bào thành ở dạ dày. Thuốc có hiệu quả cao trong điều trị bệnh và giảm triệu chứng đau rát.
  • Thuốc ức chế bơm proton: là những thuốc có tác dụng ức chế hoạt động của bơm proton (H+/K±ATPase) ở tế bào thành ở dạ dày. Từ đó, làm giảm bài tiết acid mạnh mẽ và kéo dài. Nhóm thuốc này có hiệu quả cao hơn thuốc kháng histamin H2 trong điều trị loét và ngăn ngừa tái phát.
  • Thuốc diệt H.pylori: là các kháng sinh được kết hợp với nhau để tiêu diệt căn nguyên gây bệnh là vi khuẩn H.Pylori. Việc diệt trừ được H.pylori sẽ làm ổ loét liền nhanh và giảm rõ rệt tỷ lệ tái phát. Các kháng sinh thường được sử dụng là amoxicillin, clarithromycin, metronidazole.
  • Thuốc tăng cường yếu tố bảo vệ: là những thuốc có tác dụng kích thích cơ chế bảo vệ ở niêm mạc dạ dày. Đồng thời giảm bài tiết acid, làm tăng liền vết loét hoặc dự phòng loét do các yếu tố gây hại. Ví dụ: sucralfat, misoprostol.
Các nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Các nhóm thuốc điều trị viêm loét dạ dày tá tràng

Viêm loét dạ dày là một bệnh lý khó chịu và nguy hiểm nếu không được điều trị kịp thời. Bệnh nhân có thể áp dụng những cách trị viêm loét dạ dày tá tràng tại nhà như trên để giảm các triệu chứng và hỗ trợ quá trình phục hồi. Tuy nhiên, đi khám để xác định nguyên nhân và mức độ của bệnh là vô cùng quan trọng. Đồng thời, tuân thủ theo đơn thuốc cũng như lời khuyên của bác sĩ giúp bệnh nhân nhanh chóng khỏi bệnh.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *