Tụt nướu răng là quá trình phần rìa của mô nướu bao quanh răng bị mòn đi hoặc kéo tụt lại, làm lộ ra chân răng. Khi tình trạng tụt nướu xảy ra, “túi” hoặc khoảng trống hình thành giữa răng và đường viền nướu sẽ làm cho vi khuẩn gây bệnh dễ dàng tích tụ. Nếu không được điều trị, các mô nâng đỡ và cấu trúc xương của răng có thể bị tổn thương nghiêm trọng, và cuối cùng có thể dẫn đến mất răng.
Tụt nướu là một vấn đề răng miệng phổ biến. Hầu hết mọi người không biết họ bị tụt nướu vì nó xảy ra dần dần. Dấu hiệu đầu tiên của tình trạng tụt nướu thường là răng ê buốt, hoặc bạn có thể nhận thấy răng trông dài hơn bình thường. Thông thường, có thể sờ thấy một vết khía gần đường viền nướu.
Tình trạng tụt nướu không phải là điều bạn có thể bỏ qua. Nếu bạn thấy mình có triệu chứng tụt nướu, hãy tới gặp bác sĩ để khám và điều trị ngăn ngừa tổn thương thêm.
Có một số yếu tố có thể khiến nướu của bạn bị tụt lại, bao gồm:
Viêm nha chu là bệnh nhiễm trùng nướu do vi khuẩn phá hủy mô nướu và xương nâng đỡ giữ răng của bạn ở đúng vị trí. Các bệnh về nướu là nguyên nhân chính gây ra tình trạng tụt nướu.
Một số người có thể dễ bị bệnh nướu răng hơn do gen của họ. Trên thực tế, các nghiên cứu cho thấy 30% dân số có thể dễ mắc bệnh nướu răng, bất kể họ chăm sóc răng miệng tốt như thế nào.
Nếu bạn đánh răng quá mạnh hoặc sai cách có thể khiến lớp men trên răng bị mòn và tụt nướu.
Đánh răng không đúng cách, không dùng chỉ nha khoa và súc miệng bằng nước súc miệng kháng khuẩn sẽ dễ khiến mảng bám chuyển thành vôi răng (cao răng) – một chất cứng bám trên và giữa các kẽ răng và chỉ có thể được loại bỏ bởi các bác sĩ nha khoa. Nếu cao răng không được loại bỏ sẽ dẫn tới tình trạng tụt nướu.
Ngoài việc đánh răng thường xuyên, bạn đừng quên vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa và nước súc miệng để giữ cho răng và nướu luôn khỏe mạnh.
Xem thêm: Hướng dẫn sử dụng nước súc miệng kháng khuẩn
Sự thay đổi nồng độ nội tiết tố nữ trong suốt cuộc đời của phụ nữ, chẳng hạn như ở tuổi dậy thì, mang thai và mãn kinh, có thể làm cho nướu răng nhạy cảm hơn và dễ bị tụt nướu hơn.
Nướu bị tụt có thể khiến răng nhạy cảm với nhiệt nóng và lạnh. Ở giai đoạn đầu bạn có thể không nhận ra là nướu của mình đang bị tụt và không cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, nếu bạn bị tụt nướu bạn sẽ gặp phải những điều sau đây:
Quan trọng nhất, tụt nướu có thể là một triệu chứng của vấn đề nằm bên dưới miệng, kể cả bệnh nướu răng, và có thể làm tăng nguy cơ răng bị sâu và rụng răng. Chúng cũng có thể dẫn đến hôi miệng và chảy máu nướu răng.
Các bệnh nha chu như tụt nướu là nguyên nhân gây ra khoảng 70% trường hợp mất răng ở người trưởng thành. Khi không có đủ mô nướu để giữ chân răng tại chỗ, răng rất dễ bị rơi ra ngoài. Các trường hợp tụt nướu nặng có thể sẽ phải phẫu thuật để ngăn ngừa tổn thương thêm.
Bác sĩ nha khoa có thể xác định quá trình điều trị tốt nhất để cứu các mô nướu và răng của bạn. Đầu tiên, nếu phát hiện thấy nhiễm trùng ở nướu, bác sĩ có thể sẽ kê kháng sinh răng cho bạn.
Các loại thuốc khác cũng có thể được sử dụng để điều trị vấn đề cơ bản gây ra tình trạng tụt nướu như: gel kháng sinh tại chỗ, chip sát trùng, nước súc miệng kháng khuẩn, chất ức chế enzym.
Phẫu thuật có thể được áp dụng trong những trường hợp xấu nhất như tụt nướu.
Ngoài dùng thuốc hoặc phẫu thuật, bệnh nhân bị tụt nướu có thể được điều trị bằng một số phương pháp:
Một số nguyên nhân gây tụt nướu có thể phòng ngừa được. Nguyên nhân rõ ràng nhất, có thể phòng ngừa được là đánh răng quá mạnh hoặc dùng bàn chải đánh răng có lông cứng. Thay vào đó, bạn nên sử dụng bàn chải đánh răng lông mềm và tránh chải răng quá mạnh, hãy chải nhẹ nhàng theo những vòng tròn nhỏ.
Sự tích tụ mảng bám và cao răng có thể dẫn đến bệnh nha chu, vì vậy việc duy trì vệ sinh răng miệng tốt cũng có thể giúp ngăn ngừa tụt nướu. Những người có lo lắng về răng hoặc tụt nướu nên đến gặp nha sĩ để thảo luận về những lo lắng của họ.
Xem thêm: 7 Lời khuyên giúp đẩy lùi viêm nha chu