Tháng Tám 12, 2022

14284 Lượt xem 0 Bình luận

Chúng ta có thể cảm thấy chân tay bị tê bì sau khi ngồi lâu ở tư thế gây áp lực lên dây thần kinh hoặc làm giảm lưu lượng máu. Tuy nhiên nếu tình trạng này kéo dài thì có thể đây là triệu chứng của một bệnh nào đó. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu nguyên nhân tê bàn chân, bàn tay để có cách phòng tránh nhé!

Nguyên nhân tê bì chân tay

Một số bệnh có triệu chứng là tê và ngứa ran ở bàn chân, bàn tay trong thời gian dài như bệnh đa xơ cứng, bệnh tiểu đường, bệnh động mạch ngoại biên, đau cơ xơ hóa. Bạn có thể nhận thấy cảm giác tê ở toàn bộ bàn chân, phía dưới đầu gối hoặc ở từng vùng khác nhau của bàn chân.

1. Tư thế

Thói quen ngồi gây áp lực lên dây thần kinh ở chân là nguyên nhân phổ biến khiến chúng ta bị tê chân tạm thời. Một số thói quen khiến bạn bị tê chân có thể là:

  • Vắt chéo chân trong thời gian dài.
  • Ngồi hoặc quỳ chân quá lâu.
  • Ngồi lên chân.
  • Mặc quần, đi tất hoặc đi giày quá chật.
2. Chấn thương

Nếu bạn không may gặp phải các chấn thương ảnh hưởng đến cột sống, thân, hông, cẳng chân, mắt cá chân, bàn chân thì bạn cũng có thể bị tê liệt bàn chân do áp lực gây lên các dây thần kinh.

3. Bệnh tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường thường bị tổn thương dây thần kinh và có thể khiến bàn chân bị tê, ngứa ran hoặc đau. Trong trường hợp nghiêm trọng, người bệnh có thể bị tê liệt cả chân.

4. Bệnh về lưng và đau thần kinh tọa

Những ai bị chấn thương ở lưng dưới như vỡ xương hoặc thoát vị đĩa đệm đều có thể khiến các dây thần kinh bị chèn ép dẫn đến tê hoặc rối loạn cảm giác ở bàn chân, bàn tay.

Khi dây thần kinh chạy từ lưng xuống chân bị tổn thương sẽ gây ra bệnh đau dây thần kinh tọa dẫn đến cảm giác ngứa ran ở bàn chân hoặc cả chân của bạn.

5. Hội chứng đường hầm cổ chân

Hội chứng đường hầm cổ chân hay còn gọi là hội chứng ống cổ chân xảy ra khi một nhánh của dây thần kinh tọa chạy dọc theo mặt sau của chân và mắt cá chân bị chèn ép hoặc tổn thương. Bệnh nhân mắc chứng ống cổ chân thường cảm thấy chân tê, rát, ngứa ran, đau nhức tại bàn chân, mắt cá và gót chân.

6. Bệnh động mạch ngoại biên

Bệnh động mạch ngoại biên (PAD) là tình trạng các mạch máu ngoại vi ở chân, tay, dạ dày bị thu hẹp khiến lượng máu có thể bơm bị giảm dẫn đến tê bì chân tay và chân là bộ phận phổ biến nhất bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này.

Hầu hết những người bị PAD đều bị đau và chuột rút ở chân và hông khi họ đang đi bộ hoặc lên cầu thang. Một số người bị PAD cũng bị tê và yếu chân.

Các triệu chứng của PAD thường biến mất sau vài phút nghỉ ngơi.

7. Khối u hoặc phát triển bất thường khác

Các khối u, nang, áp xe hay các khối u lành tính (không phải ung thư) đều có thể gây áp lực lên não, tủy sống hoặc bất kỳ phần nào của chân và bàn chân làm hạn chế lưu lượng máu đến chân và bàn chân khiến bạn cảm thấy tê.

8. Sử dụng rượu

Uống rượu tăng nguy cơ bị tổn thương dây thần kinh, các bệnh tim mạch bởi các chất độc trong rượu làm cho cơ thể bạn giảm lượng vitamin B -1, B-9, B12 cần thiết. Bạn có thể bị tê chân, tê tay khi uống quá nhiều rượu.

9. Đau cơ xơ hóa

Đau cơ xơ hóa là bệnh mãn tính gây ra các cơn đau, nhức, và căng cơ lan rộng khắp cơ thể dẫn đến tê và ngứa ran ở bàn tay và bàn chân.

Triệu chứng của đau cơ xơ hóa:

  • Cơ cứng và đau mà không rõ lý do, đặc biệt sau khi ngủ.
  • Cảm thấy kiệt sức.
  • Trí nhớ suy giảm, khó suy nghĩ được rõ ràng.
  • Hội chứng chân không yên (chân luôn muốn di chuyển).

Hầu hết bệnh nhân đau cơ xơ hóa đều có nhiều hơn một các triệu chứng trên ở các bộ phận cơ thể với mật độ ít nhất là 3 tháng 1 lần. Nếu bạn chỉ tê chân tay mà không kèm theo triệu chứng nào khác thì nguy cơ đau do cơ xơ hóa là không cao.

10. Bệnh đa xơ cứng

Bệnh nhân đa xơ cứng bị tổn thương dây thần kinh cảm giác có thể bị tê toàn bộ tay, chân hoặc một vùng nhỏ trên cơ thể, Tuy thời gian tê chân do đa xơ cứng rất ngắn nhưng lại có thể khiến bạn bị tàn phế.

Xem thêm: 10 Dấu hiệu của bệnh đa xơ cứng

11. Đột quỵ

Tai biến nhẹ hoặc đột quỵ đều khiến não bị tổn thương và ảnh hưởng đến quá trình não giải thích, xử lý các tín hiệu thần kinh, gây tê tạm thời hoặc lâu dài tại tất các bộ phận của cơ thể.

12. Triệu chứng của tê bì chân tay

Bệnh tê bì chân tay có các triệu chứng khác nhau cùng lúc hoặc tạo thành từng đợt như:

  • Ngứa
  • Ngứa ra khắp cơ thể
  • Bỏng rát
  • Nhột
  • Cảm giác kiến bò dưới da.

Các biện pháp chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân tê bì chân tay

Các biện pháp chăm sóc tại nhà có thể không chữa khỏi bệnh tê bì chân tay mãn tính nhưng giúp bạn giảm cảm giác tê khó chịu ở chân và tay.

Sử dụng nước đá

Nước đá có thể giúp bạn giảm sưng tấy và giảm áp lực lên dây thần kinh. Bạn chỉ cần quấn túi chườm lạnh vào chân và bàn chân đang bị tê trong 15 phút. Bạn nên chườm nhiều lần trong ngày.

Sử dụng nhiệt

Nhiệt có thể giúp nới lỏng các cơ đang bị cứng, đau hoặc căng. Tuy nhiên, bạn không nên để nhiệt quá nóng ở chân và bàn chân vì khi đó tình trạng viêm và tê bì có thể trở nên trầm trọng hơn.

Xoa bóp

Xoa bóp giúp cải thiện khả năng tuần hoàn máu và giảm các triệu chứng tê bì chân tay.

Tập thể dục

Vận động là cách tốt nhất để bạn có sức khỏe. Khi bạn lười vận động sẽ dẫn tới suy yếu tim mạch, giảm khả năng tuần hoàn máu và lưu thông máu tới chân. Hãy tập thể dục thường xuyên tùy vào sức khỏe của bạn để giảm nguy cơ tê bì chân tay.

Thiết bị hỗ trợ

Nẹp chân và giày dép được thiết kế riêng có thể giúp giảm áp lực cho dây thần kinh đối với các trường hợp bị chấn thương, hội chứng hầm cổ chân hoặc bàn chân bẹt.

Tắm muối Epsom hoặc nước tắm thảo dược

Muối epsom chứa lượng lớn magie giúp tăng lưu lượng và tuần hoàn máu, tránh tê bì chân tay.

Ngâm tắm thảo dược cũng là cách tốt giúp nới lỏng và thư giãn cơ bắp, giảm áp lực lên dây thần kinh. Một số thảo dược có tính ấm giúp tăng cường tuần hoàn máu.

Tránh căng thẳng

Căng thẳng và stress khiến hệ thần kinh trung ương bị rối loạn và điều này tạo ra áp lực cho dây thần kinh, khiến bạn bị tê bì chân tay. Hãy cố gắng thả lỏng và giảm lo âu căng thẳng bằng cách tập thiền, yoga, làm các việc mình yêu thích, suy nghĩ về cuộc sống xung quanh tích cực hơn.

Ngủ đúng cách

Ngủ sai tư thế là nguyên nhân phổ biến khiến bạn bị tê bì chân tay tạm thời hoặc làm cho triệu chứng của các bệnh mãn tính trở nên tồi tệ hơn.

Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng

Những người có chế độ ăn uống thiếu chất, đặc biệt là thiếu vitamin B có thể khiến dây thần kinh bị tổn thương dẫn đến tê bì chân tay. Bạn cần bổ sung đầy đủ các loại vitamin và chất dinh dưỡng khác để phòng tránh suy dinh dưỡng và tê bì chân tay.

Giảm hoặc tránh rượu

Chính vì rượu có chứa những chất độc có thể khiến hệ thần kinh bị tổn thương và gây tê bì chân tay nên bạn cần giảm hoặc tránh không nên uống rượu. Rượu còn khiến các triệu chứng của những bệnh mãn tính trở nên trầm trọng hơn.

Phương pháp điều trị khác

Ngoài việc sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ và các biện pháp chăm sóc giảm tê bì chân tay tại nhà thì còn có những liệu pháp thay thế khá hiệu quả bao gồm:

  • Massage
  • Châm cứu
  • Thủy trị liệu
  • Bấm huyệt

Khi nào bệnh nhân tê bì chân tay cần đến gặp bác sĩ

Trong một số trường hợp dưới đây, bạn cần tới gặp bác sĩ như:

  • Tê bì chân tay không liên quan đến tư thế ngồi hoặc các yếu tố do lối sống như: giày dép và quần áo chật.
  • Tê bì chân tay kéo dài.
  • Tê bì chân tay xuất hiện kèm các triệu chứng của bệnh mãn tính.
  • Tê bì chân tay kèm theo chân và tay có thay đổi về màu sắc, hình dạng.

Bài viết có liên quan:  8 Dấu hiệu dây thần kinh bị tổn thương

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *